Khả năng dịch chuyển và tích tụ Hydrocarbon

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 55)

N ỘI

6.5.2. Khả năng dịch chuyển và tích tụ Hydrocarbon

Dầu sau khi được sinh thành trong điều kiện nhất định chúng có thể di cư đến và nạp vào bẫy chứa. Quá trình dịch chuyển của dầu và khí từ đá mẹ đến bẫy chứa có thể theo phương thẳng đứng (theo đứt gãy) hoặc theo phương ngang. Nhưng việc tích tụ dầu khí lại phụ thuộc nhiều vào sự hình thành cấu tạo.

Theo mô hình địa hoá MVHN của Viện Dầu Khí (2003) thời kỳ HC di cư mạnh nhất vào Mioxen giữa. Quá trình di cư vẫn tiếp diễn ở khu vực trũng Phượng Ngãiđến cách đây 10-5 triệu năm

Các phân tích thành phần khí ở các giếng PV-ĐQD-1X, D14-STL-1X và PV- THC-02 là tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng nguồn đá mẹ, di cư theo các kke nứt, đứt gãy (Vĩnh Ninh, Tiền Hải) vào các cấu trúc thuận lợi để tạo thành các mỏ (THC, D14…)

Rất nhiều nơi, một phần hoặc toàn bộ lát cắt Mioxen trên, thậm chí cả Mioxen giữa bị bào mòn, làm cho khả năng tìm được các tích tụ khí giảm đi rất

nhiều. Càng đi về phía rìa Tây của bồn trũng, đất đá càng bị nén ép, bào mòn, cắt xén mạnh, thậm chí nhiều cấu tạo bị bào mòn tới 1000-2000 m, nên không có hy vọng tích tụ khí lớn.

Trong lát cắt Oligoxen, nhìn chung các cấu tạo được hình thành vào gần cuối Oligoxen. Một số trong các cấu tạo này được nâng lên với biên độ nhẹ vào thời kỳ Mioxen giữa. Cấu tạo vòm O ligoxen, ngoài sự phụ thuộc độ sâu chôn vùi chúng còn phụ thuộc tính ổn định của cấu tạo và nếu không bị phá huỷ trongMioxen, các cấu tạo này sẽ thuận lợi cho tích tụ dầu hoặc khí hoặc cả khí và dầu.

CHƯƠNG 7:CÁC BIỂU HIỆN KHÍ ĐÃ PHÁT HIỆN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)