Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 85)

c) Lợi thế về chứng khoán

3.2.2. Giải pháp vi mô

Để phát huy các lợi thế khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cho khoa học công nghệ, hoạt động maketing, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào sản xuất - quản lý… Các bộ ngành cũng hết sức khuyến khích tạo điều kiện để phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp khuyến khích việc hợp tác trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tận dụng lợi thế của mỗi bên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để mở cửa thị trường.

Trên thực tế, các giải pháp cho tiến trình này ở mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi nhóm doanh nghiệp, mỗi nhóm ngành là có mức độ khác nhau. Chóng ta có thể thấy được điều đó qua các chiến lược ứng phó của các nhóm ngành doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam nh: Chế tạo, ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải biển.

Trước hết, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế tạo có chiến lược đối ứng linh hoạt bằng cách điều chỉnh đáng kể chiến lược kinh doanh nh đầu tư công nghệ, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, tham gia vào các hiệp hội, đào tạo lao động và đầu tư Maketing. Đó là các chiến lược mà đa số các doanh nghiệp trong ngành chế tạo sử dụng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn đưa ra ý kiến sát nhập các doanh nghiệp lại để tăng quy mô kinh doanh hoặc chuyển hướng kinh doanh.

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng lại có những giải pháp hết sức đặc trưng: Tiếp thu, chuyển giao các sản phẩm hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, tăng cường năng lực cạnh tranh trong các khâu như nguồn nhân

lực, vốn, công nghệ thông tin, mạng lưới chi nhánh và cơ cấu quản trị công ty, có chiến lược khách hàng rõ ràng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, xây dựng đồng bộ chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, và chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.

Trên cơ sở phân tích khả năng của ngành, lĩnh vực, các Bộ quản lý Nhà nước đối với ngành và hiệp hội ngành hàng lùa chọn một số doanh nghiệp điển hình để phân tích khả năng cạnh tranh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong ngành tự phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Cụ thể:

Một là, từng doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế sao sánh đã có và tạo ra lợi thế so sánh mới cho mình. ĐÓ nâng cao cạnh tranh, ngoài những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, nước ta còn có một lợi thế quan trọng. Đó là giá nhân công lao động rẻ so với nhiều nước trong khu vực nhất là so với các thành viên phát triển. Công lao động ở nước ta giá chỉ bằng một nửa của họ, thậm chí có ngành còn thấp hơn, trước hết chúng ta tận dụng cao nhất khả năng này trong cạnh tranh với các doanh nghiệp thành viên WTO khác. Mặt khác, trong những năm tới, lao động kỹ thuật có trình độ cao mới là loại lao động mà nền kinh tế trí thức cần đến. Do vậy, đông và rẻ không còn là lợi thế của ta. Cần phải tự tạo ra lợi thế mới, lợi thế mới này mỗi doanh nghiệp phải tự tìm và tạo ra cho mình từ chính những nguồn lực của mình.

Hai là, biết kết hợp tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp khác trong hệ thống. Các doanh nghiệp cần hiểu rằng để có thể thắng trong cạnh tranh, thay vì mạnh ai đấy làm. Mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ lực tiến nhanh hơn đồng đội, đó là yêu cầu của cạnh tranh nhưng cũng sẵn sàng hợp tác với đồng đội lúc cần thiết do yêu cầu của hợp tác cạnh tranh. Làm được điều đó, chúng

ta tận dụng được hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác. Cạnh tranh để có sản phẩm tốt nhất và giá hạ nhất.

Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ thương mại. hiện nay, nước ta đã có một số mặt hàng có sức cạnh tranh ở thị trường một số nước trên thế giới nh: Gạo, cà phê, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ… Song, còn nhiều mặt hàng khác tuy còn có thế mạnh sản xuất nhưng chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu,…do đó chưa cạnh tranh được thị trường thế giới, nhất là thị trường các thành viên WTO có nền công nghiệp tiên tiến, đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn.

Để hàng hoá và dịch vụ trên có sức cạnh tranh cao ở thị trường WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý để đạt mục tiêu chất lượng cao, giá thành hạ và tương đối ổn định, thương hiệu rõ ràng, hấp dẫn, dễ nhớ để thu hót đông đảo người tiêu dùng. Từ thực tế cho thấy doanh nghiệp nào chọn hướng đầu tư đúng và biết cách quảng bá thương hiệu, chiếm được niềm tin khách hàng thi đó là sức mạnh của doanh nghiệp để cạnh tranh ở thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Coi trọng phát triển những sản phẩm có thế mạnh và xây dựng được những thương hiệu mạnh, tổ chức phục vụ thuận tiện, văn minh cho người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.

Kinh nghiệm cho thấy thương hiệu hàng hoá mạnh là một trong những giải phát cơ bản thực hiện cạnh tranh lành mạnh, giúp cho doanh nghiệp thắng lợi lớn.

KẾT LUẬN

Việc gia nhập WTO là một lợi thế nền kinh tế Việt Nam phát triển, hoà nhập với nền kinh tế chung của thế giới, từ đó dần nâng cao vị thế của kinh tế Việt Nam

trên trường quốc tế. Khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ tạo lợi thế cho nền kinh tế tiếp cận với thị trường thế giới từ đó tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam có được sân chơi bằng bình đẳng với các nước thành viên khác. Nhưng hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cho Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa vị kinh tế, đặc điểm xã hội - chính trị là một nước đang phát triển. Tuy nhiên với sự nỗ lực của mình, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy, tạo sự đồng thuận trong nhận thức ở tất cả các cấp về công cuộc đổi mới nói chung, về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đến việc tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách, đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ đó biến các lợi thế đó để hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân téc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toàn cầu hoá và khu vực hoá. Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, Trung tâm KHXH và NV Quốc gia - 2000.

2. Tù do hoá và toàn cầu hoá. Rót ra những kết luận đối với công cuộc phát triển, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW -2000.

3. PTS. Đỗ Đức Định. Các nền kinh tế đang phát triển trong tiến trình tham gia WTO. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới. Số 3 (59) 1999.

4. Phan Thị Thanh Hà, Hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều chỉnh một số chính sách thương mại, tạp chí Kinh tế và dự báo - sè 4/2000.

5. Nguyễn Xuân Thắng, Toàn cầu hoá & vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế trong các nước đang phát triển và chuyển đổi, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới - sè 5 (61) /1999.

6. “Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới” của NXB Lao động năm 2004

7. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi gia nhập WTO” của Nhà xuất bản Lao động năm 2004.

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w