Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mạ

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 32)

Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, còn đang trong quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, các yếu tố cơ bản đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ. Điều đó dẫn đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của các chủng loại hàng hoá, các chủng loại dịch vụ của từng doanh nghiệp rất yếu kém. Thị trường thế giới để cho hàng hoá nước ta tiêu thụ rất hạn hẹp, có lúc, có chỗ ta vừa chiếm lĩnh được, ta vừa đặt chân tới thì đã bị thôn tính. Trong bối cảnh quốc tế tự do buôn bán, tự do đầu tư, chóng ta đang ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá cho nước ngoài.

Mặt khác chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn như: Phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp với quy định WTO, nguồn thu ngân sách trước mắt sẽ bị suy giảm do cắt giảm thuế nhập khẩu, vấn đề an sinh xã hội sẽ phức tạp do phải cắt giảm lao động trong nhiều ngành nghề do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả phải phá sản, do khoảng cách giàu nghèo gia tăng…

Hiện nay, trong xã hội, trong đảng, trong bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhận thức về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều chính sách, cơ chế và quy định của nước ta không phù hợp với các quy định của quốc tế, dẫn tới rất nhiều phiền toái trong giao dịch thương mại, nhiều khi mất thời cơ, mất hàng hoá, mất tiền. Đến nay, chiến lược về hội nhập kinh tế đang được hình thành, ngày 27/ 11/ 2001 Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra nghị quyết số 07 về hội nhập kinh tế. Phải khẳng định đây là một quốc sách quan trọng của Đảng ta, nhưng trong 5 năm qua trong quá trình hành động cụ thể, thì bước tiến còn rất chậm chạp. Thành thử trong hành loạt các vấn đề liên quan đến quản lý xã hội, quản lý kinh tế cần phải được nhanh chóng giải quyết để tạo đà cho hội nhập vẫn chưa được đồng bộ tháo gỡ và phát triển. Ví dụ: Chóng ta chưa xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế đối ngoại đủ mạnh, chưa chuẩn bị được một đội ngò cán bộ đủ sức đối đầu và cạnh tranh trên thương trường. Đặc biệt là việc ngăn ngõa, hạn chế những tác động xÊu về văn hoá, lối sống…

2.3.2. Thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO chóng ta phải tuân theo các quy định hiện hành của WTO gồm 16 hiệp định. WTO yêu cầu chúng ta phải minh bạch hoá tất cả các chính sách kinh tế, thương mại, rà soát và có chương trình xây dựng pháp luật để đảm bảo khi gia nhập có khả năng thực thi các cam kết.

Thách thức thứ hai: 18 nước mới gia nhập WTO đều cam kết rất cao. Về mức thuế nhập khẩu trung bình, hầu hết các nước cam kết dưới 20%, thậm chí có một số nước cam kết dưới 10%, những nước gia nhập gần đây cam kết càng thấp hơn. Đối với dịch vụ họ cũng cam kết mở cửa thị trường cao hơn các thành viên cũ. Đối với trợ cấp nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm nhất, một vài nước mới gia nhập thậm chí đã cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu.

Bảng 4: Mức cam kết của các thanh viên gia nhập WTO Mức cam kết trung bình của các thành viên mới gia nhập Tên nước

(xếp theo thứ tự thời gian gia nhập)

Thuế quan trung bình cho tất cả các

mặt hàng

Thuế quan trung bình cho

nông sản

Thuế quan trung bình cho hàng phi nông sản 1. Ê-cu-a-do 20.95 25.8 20.1 2. Bun-ga-ri 17.62 34.9 12.6 3. Mông Cổ 19.44 18.4 20 4. Pa-na-ma 13.44 26.1 11.5 5.Kư-rơ-gư-xtan 9.33 11.7 6.7 6. Lat-vi-a 12.65 33.6 9.3 7. E-xtô-ni-a 7.93 17.7 6.6 8. Gioóc-đa-ni 16.28 25 15 9. Gru-di-a 6.61 12.1 5.8 10. An-ba-ni 6.92 10.6 6 11. Ô-man 13.51 30.5 11 12. Crô-a-ti-a 5.82 10.4 5 13. Lít-va 9.34 15.6 8.2 14. Môn-đô-va 6.65 12.4 5.7 15. Trung Quốc 9.73 15 8.9 … Việt Nam 26.3 31.4 25.5

Nguồn: Bản chào thuế nhập khẩu của Việt Nam

Thách thức thứ ba: Vòng đàm phán mới Đôha đã được huy động và các nước đang thúc đẩy để có thể kết thúc theo lé trình vào ngày 1/ 1/ 2005. Vòng đàm phán này yêu cầu các nước đàm phán toàn diện cả hàng hoá và dịch vụ, thực thi các cam kết cũ và có cơ chế giải quyết tranh chấp… Trong nông nghiệp, sẽ đàm phán giảm

trợ cấp nông nghiệp và tiến tới bỏ trợ cấp xuất khẩu. Một số lĩnh vực mới được đưa vào đàm phán như: Gắn thương mại với môi trường, thương mại với điều kiện lao động, cạnh tranh trong thương mại, hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo, vấn đề sở hữu trí tuệ như: thuốc chữa bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng… Đây là sức Ðp rất lớn đối với ta trong khi nền kinh tế của ta vẫn ở tình trạng kém phát triển, năng lực cạnh tranh yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không Ýt thách thức. Xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng, cởi mở, một đội ngò cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để nước ta gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w