Lợi thế về nông nghiệp

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 53)

c) Lợi thế về chứng khoán

2.4.1.3. Lợi thế về nông nghiệp

Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng và gắn bó hơn với yêu cầu thị trường. Sản xuất lương thực, chăn nuôi, rau quả và cây công nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đáp ứng ngày càng tốt hơn cả về sản lượng và kim ngạch. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30 - 35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%, cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95%,... Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu). Thị trường tiêu thụ nông sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và Châu Phi. Sản lượng nông sản xuất khẩu có xu hướng tăng rõ rệt.

Bảng 11: Sản lượng một số hàng nông sản xuất khẩu

Đơn vị tính: 1.000 tấn Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Gạo 3.476 3.729 3.241 3.810 4.059 5.200 Cà phê 733 931 711 749 974 880 Hạt tiêu 37,0 57,0 77,0 73,9 111,9 110 Hạt điều 34,2 43,7 62,8 82,2 105,1 Cao su 273,4 308,1 444,0 432,2 513,3 574 Rau quả 213,1 330,0 200,0 151,5 178,8 235 Chè 55,6 68,2 75,0 58,6 99,4 Lạc 76,1 78,2 107,0 82,4 44,9 57

Nguồn: Niên giám thống kế 2004 và Thời báo kinh tế Việt Nam

Gạo: Là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm, năm 2005 đã đạt mức kỷ lục là 5,2 triệu tấn tới 1,38 tỷ USD. Do tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, sản lượng lúa tăng lên chủ yếu do tăng năng suất. Với chủ trương ổn định diện tích trồng lúa, sản lượng lúa trong những năm tới vẫn ổn định. Đó là điều kiện để Việt Nam bảo đảm an ninh lương thực trong nước và duy trì vị thế xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.

Chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới.

Bảng 12: Phân loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Tỷ lệ %

Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và Bộ thương mại

Bảng 13: Tình hình giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua

2000 2001 2002 2003 2004

FOB Bangkok, 5% tấm 207 178 234 199 237

Giá xuất trung bình của VN 182 165 224 188 230

Giá xuất VN quy ra 5% tấm 190 173 230 190 225

Chênh lệch 17 5 4 9 12 Nguồn: FAO 2000 2001 2002 2003 Phẩm cấp cao (5-10% tấm) 50,0 31,2 30,6 45,4 Phẩm cấp trung bình (15-20% tấm) 12,0 41,5 40,1 29,2 Phẩm cấp thấp (trên 25% tấm) 38,0 28,3 30,3 26,4

Trong năm 2004 - 2005, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn, chênh lệch giá so với Thái Lan đã được thu hẹp hơn. Nếu trong những năm 1995 - 2000, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn từ 20 - 25 USD/tấn, thì hiện nay còn khoảng 5 - 10 USD/tấn.

Cà phê: Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam trong thời gian qua có sự gia tăng rất nhanh. Nếu năm 1990, cả nước mới có 119.300 ha, thì đến năm 2004, diện tích này lên đến 503.200 ha, sản lượng các năm tương ứng là 92.000 tấn và 834.600 tấn. Tuy nhiên, sự tăng lên quá nhanh về diện tích và sản lượng đã tạo ra sự mất cân đối giữa thực tế và qui hoạch, giữa sản xuất và chế biến, giá bán thấp, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất.

Đánh giá chung, cà phê Việt Nam có một số ưu thế cạnh tranh khá cơ bản: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê, giá thành sản xuất thấp vì năng suất cao và giá trị ngày công lao động thấp, đã xác lập được vị thế trên thị trường cà phê thế giới. Hiện nay Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới.

2.4.1.4. Lợi thế về kinh tế biển

Nước ta là một trong 150 quốc gia có biển, với chiều dài bờ biển hơn 3260 km, trên 1 triệu km2 mặt biển, gần 300 hòn đảo và hai quần đảo lớn, 112 cửa sông, lạch, 4.000 đảo lớn, nhỏ, 28/64 tỉnh, thành phố có vùng biển và khoảng 30% dân số sống ở vùng ven biÓn. Tỷ lệ giữa diện tích lục địa và chiều dài bờ biển nước ta thuộc loại cao nhất thế giới. Tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba hướng đông, nam và tây nam, rất thuận lợi cho việc đi ra mọi nẻo đường đại dương. Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cảng trung chuyển quốc tế). Hơn thế, bờ biển nước ta lại ưu việt về kỳ quan, khí hậu, cảnh sắc và tỷ lệ thời gian có nắng mặt trời, bởi thế nó sẽ là "mỏ vàng" khổng lồ, nếu biết khai thác như một tài nguyên tiềm tàng, thì càng khai thác đúng, tài nguyên đó

càng giàu đẹp thêm VN cũng nằm trên tuyến đường hàng hải sầm uất bậc nhất thế giới, có các địa điểm được đánh giá là lý tưởng để phát triển hàng hải... Đó là lợi thế rất lớn để VN phát triển nền kinh tế biển bền vững, hiệu quả.

Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, tiềm năng không gian biển cho phát triển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng không gian: không gian vùng bờ (ven biển và ven bờ); không gian biển; không gian đảo; và không gian đại dương. Dưới đây chỉ đề cập đến ba mảng không gian đầu.

Không gian vùng bờ

Một dải đất hẹp và bờ biển dài 3.260 km vừa có lợi thế trong phát triển vừa xung yếu về mặt phòng thủ. Để phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu, việc đa dạng hóa các loại hình phát triển đối với các vùng tự nhiên - sinh thái ven biển là một vấn đề mang tầm chiến lược. Phát triển vùng ven biển nhằm tạo động lực lan tỏa hỗ trợ phát triển vùng trung du-miền núi, đồng thời tạo cơ sở cho phát triển một nền kinh tế biển vững chắc và lâu dài; đặc biệt chú ý phát triển dịch vụ cảng “quá cảnh” đối với các nước hoặc vùng lãnh thổ không có biển lân cận nước ta và vùng nội địa rộng lớn của khu vực các nước ASEAN, cũng như các dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn trên biển Đông.

Điều này tạo ra tiền đề cho việc hoạch định một chiến lược kinh tế biển tầm cỡ gắn với một nền quốc phòng và an ninh trên biển phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Vùng ven biển là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động trên biển thông qua các trung tâm kinh tế hải đảo. Cho nên, dọc ven biển phải kiến tạo các cực phát triển mạnh (trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội... tức là các đô thị lớn ven biển) có bán kính ảnh hưởng rộng ra biển, có khả năng đối trọng với các cực phát triển lớn trong khu vực biển Đông; và các hành lang kinh tế ven biển, lôi kéo không chỉ nội vùng và lân cận, mà còn vào sâu nội địa và lan ra xa ngoài biển.

Vùng bê cũng là mảng không gian cực kỳ quan trọng đối với phát triển thủy sản bền vững. Đây là nơi cư trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ươm nuôi Êu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các hệ sinh thái quan trọng (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...) đều tập trung ở vùng này, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản.

Theo thống kê, diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở vùng triều khoảng 1.130.000 héc ta. Diện tích trồng lúa, cói và làm muối năng suất hiệu quả thấp ở ven biển có thể chuyển đổi sang NTTS còn khoảng gần 500.000 héc ta. Ngoài ra, có khả năng đưa 20.000 héc ta vùng bãi ngang sát biển vào NTTS với điều kiện phải bảo vệ nguồn nước ngầm ngọt khan hiếm ở ven biển. Hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và thềm lục địa (chiếm khoảng 80% lượng thủy sản khai thác toàn quốc) và NTTS nước lợ được tiến hành ở vùng ven biển đã đóng góp gần 90% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc.

Không gian vùng biển

Vùng biển rộng lớn ở phía ngoài là không gian phát triển các hoạt động hàng hải và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đồng thời sẽ là nơi diễn ra các hoạt động hợp tác và hội nhập kinh tế biển sôi động hơn khi nước ta đã trở thành thành viên của WTO. Biển là cửa mở của quốc gia để giao lưu quốc tế, nhưng vẫn cần chủ động “mở cửa” để hội nhập quốc tể trên biển, để góp phần xây dựng biển Đông thành “khu vực biển hòa bình” và để tăng cường lợi Ých quốc gia trên biển.

Vùng này cũng là không gian phát triển của nghề cá đa loài với đặc trưng nổi bật nhất là quanh năm đều có cá đẻ. Đây là nơi phát triển nghề đánh bắt hải sản với số lượng tàu thuyền khá lớn (trên 90.000 chiếc), khoảng 10.000 chiếc hoạt động hàng ngày trên biển, cho nên ngư dân là lực lượng duy nhất vừa làm kinh tế vừa góp phần bảo vệ an ninh vùng biển tổ quốc. Nếu nh trên đất liền khả năng canh tác chỉ đạt đến độ sâu khoảng 1,5 mét, thì ở dưới biển con người có thể nuôi hải sản

trong lồng đến độ sâu hơn 50 mét. Nhìn từ giác độ nh vậy thì tiềm năng nuôi thủy sản ở biển nước ta còn khá lớn, nhưng suất đầu tư cần phải cao hơn mức hiện nay.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ở cả 3 loại thuỷ vực (nước ngọt, nước lợ, nuôi biển) đều có sự gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 2000, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 641.900 ha, thì đến năm 2004 diện tích này đã lên tới 904.900 ha. Sản lượng khai thác và nuôi trồng cũng tăng nhanh. Năm 2000, cả nước đạt sản lượng 2.250.500 tấn, trong đó sản lượng cá là 1.660.900 tấn, nuôi trồng là 589.600 tấn. Năm 2004, tổng sản lượng khai thác đạt 3.078.500 tấn, trong đó khai thác là 1.992.900 tấn, nuôi trồng là 1.255.600 tấn. Sản lượng thuỷ sản tăng là kết quả của sự tăng lên của cả 02 ngành khai thác và nuôi trồng, đặc biệt là tăng sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2004 sản lượng nuôi trồng đã tăng lên gấp 02 lần so với năm 2000. Sù gia tăng sản lượng nhanh chóng đã đưa thủy sản Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, trong đó thế mạnh gần nh độc quyền về tôm sú cỡ lớn. Riêng mặt hàng cá ba sa, cá tra năm 2004 sản lượng cá nguyên liệu đạt 300.00 tấn ngang bằng sản lượng cá nheo của Mỹ và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh với cá rô phi của Trung Quốc. Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản quan trọng của nước ta hiện nay. Sản phẩm tôm thường chiếm 40-50% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Từ những năm 2000 đến nay, sản lượng tôm sú của Việt Nam đứng hàng đầu trong các nước xuất khẩu tôm sú. Chất lượng tôm nuôi của Việt Nam tốt hơn và ngon hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Tới đây có thể tận dụng không gian biển trong phạm vi các công trình giàn khoan dầu khí, các công trình biển khác để xúc tiến nuôi cá biển lồng bè. Bên cạnh đó, cần nắm vững đặc trưng của các “yếu tố đại dương” của biển Đông và quy luật ảnh hưởng vào biển Việt Nam để tận dụng phát triển nghề đánh bắt một số loài đặc sản di cư theo mùa vào vùng biển nước ta, như cá ngừ đại dương... Phát triển không

gian kinh tế biển phải gắn chặt với kinh tế hải đảo và các trung tâm kinh tế ở vùng ven biển.

Về chất lượng một số loại thủy sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính nh EU, Mỹ và Nhật Bản.

Ngành công nghiệp dầu khí nước ta có bước đi vững chắc, ngày càng phát triển góp phần vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước tạo ra nhiều lợi thế cho Việt Nam khi gia nhập WTO. Hiện nay đã có 37 hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Việt Nam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Tổng diện tích các lô đã được ký kết hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam. Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí. Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bÓ còn lại là Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính - Vòng May mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất.

Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m3, trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao.

Không gian hải đảo

Với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở vùng ven bờ và các quần đảo ngoài khơi, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế hải đảo. Mỗi đảo là một “thỏi bạc”, bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, quanh đảo còn quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, đối với phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển. Trên đảo có các làng cá, di tích văn hóa, lịch sử... góp phần tạo ra các giá trị du lịch mà đến nay chưa được khai thác và phát triển theo đúng nghĩa của nó.

Không Ýt đảo có lợi thế địa lý, có thể xây dựng thành trung tâm kinh tế hải đảo với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại. Đặc biệt, trong vùng quần đảo san hô Trường Sa có khoảng gần 1.000.000 héc ta đầm phá nông (độ sâu 1-6 mét) thuộc các rạn san hô vòng (atoll) có môi trường thuận lợi cho nuôi hải đặc sản. Các đảo của nước ta đang được khai thác một cách tự phát, “mạnh ai người Êy làm”, “thấy có cái gì thì khai thác cái đó”, thiếu quy hoạch và thiếu cơ sở khoa học. Do đó, cần xác định chức năng theo thế mạnh của từng đảo hoặc cụm đảo và tiến hành quy hoạch/lập kế hoạch phát triển kinh tế hải đảo. Quy hoạch phát triển kinh tế hải đảo là cụ thể nhưng cần đặt trong tư duy tổng thể phát triển hệ thống đảo và từng vùng biển, cũng như phải nhìn cả ở giác độ địa kinh tế, địa chính trị.

Đối với các cụm đảo nhỏ, đảo hoang sơ (không có dân) thì phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w