Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 72)

c) Lợi thế về chứng khoán

3.2.1.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại dịch vụ.

Khẩn trương xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các đạo luật chuyên ngành về thương mại dịch vụ theo hướng tiếp cận dần với các chuẩn mực của GATS. Hiện nay, một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng mới có các văn bản dưới luật, chưa có các văn bản luật do Quốc hội ban hành để điều chỉnh. Vì vậy, cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và ban hành mới các đạo luật về các dịch vụ này, như: Luật kinh doanh bất động sản; Luật kinh doanh dịch vụ viễn thông; Luật cung ứng các

dịch vụ phân phối; Luật kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; Luật bưu chính - viễn thông (thay thế Pháp lệnh bưu chính - viễn thông hiện hành)… tránh trường hợp luật có hiệu lực, nhưng vì chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên không thể triển khai thực hiện trong cuộc sống được, mà phải chờ đợi.

Đối với dịch vụ bảo hiểm, ra soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật về dịch vụ bảo hiểm và đối chiếu với những quy định quốc tế (cụ thể là các nguyên tắc và quy định của GATS). Trên cơ sở đó, từng bước sửa đổi , bổ sung, thậm chí ban hành mới các văn bản luật và dưới luật điều chỉnh dịch vụ bảo hiểm theo hướng vẫn giữ được định hướng chính trị, bản sắc văn hoá dân téc mà vẫn có thể tương thích với các quy định bắt buộc của GATS khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

Ngay trước mắt chưa thể sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 vì luật này có hiệu lực từ tháng 4 - 2001. Tuy nhiên, nước ta cần xây dựng lé trình cam kết mở cửa thị trường về dịch vụ bảo hiểm, dùa vào đó để ban hành các văn bản dưới luật chứa đựng những quy định tương ứng về mở cửa dần dịch vụ bảo hiểm.

Ví dô: Từng bước cho phép các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sâu rộng hơn trên thị trường bảo hiểm nước ta. ĐÕn năm 2010 xoá bỏ hạn chế việc mở chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bá tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc. ĐÕn năm 2015 xoá bỏ các hạn chế về đối tượng khách hàng, phạm vi kinh doanh của doang nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với dịch vụ tài chính, công việc trước mắt hiện nay là nước ta cần xoá bỏ các chính sách trái với các nguyên tắc của GATS, trái với cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ tài chính. Ví dụ: Chính sách về quản lý ngoại hối, trong điều kiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn thấp thì việc kiểm soát và quản lý ngoại hối là

yêu cầu bứt buộc. Tuy nhiên, trong quản lý cũng cần phân loại, tách biệt giữa những biện pháp mang tính chất thận trọng nhằm bảo đảm dự trữ ngoại hối với những biện pháp gây cản trở thượng mại. Loại bỏ dần chính sách thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đây xem là hạn chế lớn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, rõ ràng và minh bạch các hệ thống pháp luật về dịch vụ tài chính. Loại bỏ tình trạng mâu thuẫn lẫn nhau trong các văn bản. Chẳng hạn như luật doanh nghiệp quy định trường hợp thành lập công ty kiểm toán cần tối thiểu 1 kiểm toán viên, nhưng trong Nghị định 07/CP về kiểm toán độc lập thì quy định tối thiểu là 5 kiểm toán viên. Hoặc đã ban hành luật nhưng lại thiếu các văn bản hướng dẫn gây tình trạng thiếu đồng bộ, những tác động không tốt tới hiệu quả thực thi luật. Ví dụ: Khi quy định các loại hình công ty bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 59.3) đã chỉ rõ bao gồm cả các tổ chức bảo hiểm tương hỗ, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể, nên cho tới nay vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm nào tương hỗ đi vào hoạt động. Điều đó đã hạn chế sự đa dạng hoá các loại hình công ty bảo hiểm ở Việt Nam.

Đối với dịch vụ ngân hàng, ngay trước mắt chưa thể sửa đổi, bổ sung Luật ngân hàng Nhà nước vì luật này mới sửa đổi tháng 6/2003. Tuy nhiên, để gia nhập GATT/WTO cũng như việc thực hiện các quy định về dịch vụ bảo hiểm của GATT/WTO sau khi gia nhập, nước ta cần thiết xây dựng lé trình cam kết mở của thị trường về dịch vụ ngân hàng, nên chóng ta phải sửa đổi Luật ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng theo hướng bảo đảm sự bình đẳng chi các chủ thể khai thác dịch vụ ngân hàng, tính minh bạch rõ ràng của pháp luật, thể hiện được các hình thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Các điều kiện đặt ra cho phép việc cấp phép đặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như vốn pháp định, thời hạn đã hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm xin phép, yêu cầu phát triển kinh tế thị trường

tài chính Việt Nam… cần được loại bỏ dần và đến năm 2015 thì loại bỏ hoàn toàn. Đến đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam cũng như ngoại tệ từ dân cư.

Trước mắt, cần loại bỏ sự khác biệt về mức phí cấp phép mở chi nhánh. Văn phòng đại diện của ngân hàng liên doanh, của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (theo Nghị định số 13/1999/NĐ-CP) để không còn phân biệt đối xử quốc gia về mức phí này. Bên cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản về nghiệp vụ ngân hàng có liên quan như: Sửa đổi Pháp lệnh kÕ toán, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán, hoạch định theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử… để tiến tới công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, công nhận tính pháp luật của các văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại…

Đối với dịch vụ viễn thông, Pháp lệnh bưu chính - viễn thông được Quốc hội thông qua ngày 25/ 5/ 2002, trong đó đã thể hiện những quan điểm lớn của Đảng và Chính phủ nêu trong Nghị quyết 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ương 3, khoá IX là: “Đảm bảo chủ quyền, phát huy nội lực, thể hiện thiện chí mở cửa, hội nhập”. Vì vậy, trước mắt cần tiến hành xây dựng mới những văn bản dưới luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và công khai của các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông theo hướng loại bỏ độc quyền kinh doanh.

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 72)