Lợi thế về công nghiệp

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 48)

c) Lợi thế về chứng khoán

2.4.1.2. Lợi thế về công nghiệp

Trong những năm qua, công nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước tạo ra nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập WTO. Nếu năm 2000, công nghiệp chiếm 36,73% tổng GDP cả nước, thì đến năm 2005 tỷ trọng này đã lên đến 40,8%. Ngoài ra công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh

tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước có trên 100 khu công nghịêp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Đến nay, công nghiệp Việt Nam đã có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước về các hàng hoá tiêu dùng thông thường và nhiều loại nh tư liệu sản xuất quan trọng cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và giao thông.

Một số sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngành dệt may

Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đứng vào hàng “Top 10” trên thế giới. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam có lợi thế là các sản phẩm sản xuất ra nước ngoài không sản xuất hoặc sản xuất rất Ýt, giá lại rẻ, nhu cầu thị trường trong dài hạn không biến đổi lớn. Ngoài ra Việt Nam còn có lợi thế:

- Có nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ, lao động khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật mới.

- Có cơ sở vật chất ban đầu tương đối khá và được chú trọng đầu tư phát triển.

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tơ lụa tự nhiên.

- Có truyền thống sản xuất và đã bước đầu xác lập được vị thế trên thị trường thế giới, kể cả thị trường khó tính nh EU, Mỹ, Nhật Bản.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,85 tỷ USD tăng 10% so với năm 2004.

Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

Xuất khẩu 1891,9 1975,9 2732,0 3609,1 4385,6

Thiết bị phụ tùng 242,6 325,1 402,3 Bông 90,4 115,4 111,6 105,4 190,2 Xơ dệt 89,1 119,1 119,0 158,7 Sợi dệt 237,3 228,4 272,6 317,5 338,8 Vải các loại 761,3 880,2 1523,1 1805,4 1926,7 Phụ liệu may 971,4 1036,2 1069,2 1264,9 2252,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2004

Ngành công nghiệp da giầy

Công nghiệp da giầy cũng có những nét tương đồng với công nghiệp dệt may cả về lợi thế và phương thức xuất khẩu. Trong những năm qua, phát huy về nhân lực và cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện có da giầy là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, chất lượng giày dép, đồ da của Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp nhận và xác lập được vị thế trên thị trường. Sản xuất giày dép cũng là lĩnh vực thu hót được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan.

Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành hàng da giầy

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

Xuất khẩu 1471,7 1587,4 1875,2 2260,5 2691,6

Nhập khẩu

Thiết bị phụ tùng 269,4 242,6 325,1 402,3

Nguyên phụ liệu 504,2 553,4 641,5 768,7 2252,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2004

Các ngành công nghiệp lắp ráp (điện tử, ô tô, xe máy)

Các ngành này cũng được phát triển trên cơ sở lợi thế về nhân lực và đón nhận sự chuyển dịch từ các nước công nghiệp phát triển sang. Trong những năm gần đây, sản lượng sản xuất của các ngành này tăng lên nhanh chóng.

Bảng 9: Sản lượng một số sản phẩm lắp ráp

Sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004

Ti vi 1031,1 1125,6 1597,3 2187,8 2478,6

Radio 144,7 71,4 67,3 23,7 25,1

Ô tô 13,547 20,526 29,536 47,701 42,561

Xe máy 463,4 610,3 1051,6 1180,4 1568,9

Nguồn: Niên giám thống kê 2004

Xét thuần tuý về sản lượng, công nghiệp lắp ráp cơ khí và điện tử Việt Nam có sự gia tăng khá nhanh (trừ sản phẩm radio) và đã thu hót được lực lượng khá đông đảo lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam

Là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam được là thị trường tiêu thụ ô tô có tiềm năng lớn. Ngay trong những năm 1990 đã có 12 dự án liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, phần lớn trong đó là những hãng có danh tiếng trên thế giới như TOYOTA, NISSAN, SUZUKI, MISHUBISHI (Nhật Bản), MERCEDES (Đức), FIAT (Italia) , FORD (Mỹ), DEWOO (Hàn Quốc).

Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu

Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Với hàng trăm ngàn cơ sở có quy mô khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Xay xát lúa gạo: cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập trung với công suất từ 8 - 60 tấn/ca/cơ sở. Gần đây, Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ đó tỷ lệ gạo phẩm cấp cao (<10% tấm) đạt được trên 55%, tỷ lệ gạo phẩm cấp xấu (>35% tấm) giảm xuống còn 4%.

Bảng 10: Sản lượng một số sản phẩm nông sản chế biến.

Đơn vị: 1.000 tấn

Mặt hàng 2000 2001 2001 2003 2004

Đường, mật 1.208,7 1.057,8 1.077,8 1.360,6 1.370,9 Chè búp khô 69,9 82,6 85,4 Chè chế biến 70,1 82,1 85,0 85,171 87,500 Cà phê nhân 802,5 840,6 688,7 793,7 834,6 Cao su mủ khô 290,8 312,6 331,4 363,5 400,1 Hoa quả hộp 11,438 11,450 28,275 44,080 44,00 Dầu thực vật 280,08 281,00 315,00 314,32 320,00

Nguồn: Niên giám thống kê 2004

Chế biến chè: Cả nước hiện có 90 cơ sở chế biến công nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp nhà nước, 06 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước, công suất thiết kế đạt 1.190 tấn chè búp tươi/ngày, tương ứng với 89.827 tấn chè chế biến/năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen sang Iraq, Anh, Nga và một số nước Đông Âu. Các dây chuyền chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, những năm gần đây có trang bị một số dây chuyền mới hiện đại hơn, nhưng nhìn chung thiết bị công nghệ chế biến còn lạc hậu, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè xuất khẩu.

Chế biến cà phê: Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, Việt Nam có 16 doanh nghiệp chế biến cà phê, trong đó có 01 doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam), 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 14 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân đạt công suất 100.000 tấn/năm. Chế biến cà phê của Việt Nam có 2 loại: chế biến cà phê hạt; cà phê rang, xay, hoà tan. Chế biến cao su: Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su. Tổng công suất chế biến mủ cao su đạt khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó của Tổng Công ty Cao su là 225.000 tấn. Gần đây, Tổng Công ty Cao su đầu tư một số nhà máy chế biến hiện đại hơn, từ đó đã mở rộng khả năng xuất khẩu cao su mủ khô vào các thị trường tiềm năng này.

Công nghiệp mía đường: Ngành mía đường phát triển mạnh từ khi có chương trình mía đường (1995). Đến nay, cả nước đã có 44 nhà máy đường có năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía/năm và sản xuất trên 1,2 triệu tấn đường. Sự phát triển của ngành này đã có những tác dụng tích cực nhất định đến việc thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo ở một số vùng và giảm kim ngạch nhập khẩu đường.

Ngoài ra, ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2.

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w