Tình hình chính trị24

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 25)

Chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh phát triển, quan hệ đối ngoại được mở rộng tạo lợi thế cho Việt Nam khi gia nhập WTO.

Cải các hành chính có nhiều bước tiến mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước, dân chủ trong xã hội tiếp tục đườc phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.

Tiềm lực quốc phòng an ninh, được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần và trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang được cải thiện. Các tuyến phòng thủ thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Viếc kết hợp giữ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh được đảm bảo tốt hơn. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã phát hiện và ngăn chặn nhiều âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, kiềm chế được tội phạm hình sự, sử lý nghiêm tội tham nhòng.

Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đã giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với một số quốc gia, chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, nh:

Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sành chiến đấu của các lực lượng vũ trang chưa được phát huy đầy đủ. Ở mét số địa bàn, còn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại chưa theo kịp diễn biến của tình hình. Sự phối hợp giữa an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể thiếu chặt chẽ.

2.2.1.3. Tình hình văn hoá xã hội

Giáo dục và đào tạo tiếp tục được phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo mở rộng, nhất là ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trình độ dân trí ngày càng cao.

Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách, điều tra đánh giá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.

Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17%, kế hoạch là 10%). Đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân téc.

Trong 5 năm, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng 5,7 triệu đồng năm 2001 lên trên 10 triệu đồng năm 2005.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt nhiều kết quả: mở rộng mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, khống chế và đẩy lùi một số bệnh dịch nguy hiểm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 68 (năm 1999) lên 71,3 (năm 2005).

Hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, thể dục thể thao… có tiến bộ trên một số mặt. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người thương binh, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện… thu hót sự tham gia rộng rãi của các tầng líp nhân dân.

Bên cạnh đó kết quả xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng líp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng dãn ra. Nhu cầu về việc làm ở thành thị và nông thôn chưa được đáp ứng tốt.

Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hoá, nghệ thuật có xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo lợi Ých vật chất đơn thuần. Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực trong y tế, thể dục thể thao còn yếu kém.

Tệ quan liêu, tham nhòng, lãng phí vẫn rất nghiêm trọng. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng, tai nạn giao thông gây nhiều thiệt hại về người và của.

2.2.2. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Gia nhập WTO là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của nước ta thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để gia nhập WTO Việt Nam phải mất hơn 10 năm chuẩn bị và đàm phán kể từ thời điểm tháng 1/1995. Theo điều 12 của hiệp định WTO, chóng ta trải qua các giai đoạn chủ yếu sau để gia nhập WTO:

Giai đoạn 1: Nép đơn xin gia nhập

Tháng 1/19995, Việt Nam đã nép đơn xin gia nhập WTO. WTO thành lập ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO để xem xét và đàm phán về những cam kết, nghĩa vụ, quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO (đàm phán đa phương).

Giai đoạn 2: Gửi “Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam” tới ban công tác.

Tháng 8/1996 Việt Nam hoàn thành “Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam” và gửi tới ban thư ký WTO chuyển tới các thành viên của ban công tác.

Trong “Bị vong lục” gửi tới các thành viên của ban công tác không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.

Giai đoạn 3: Minh bạch hoá chính sách thương mại.

Sau khi nghiên cứu “Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam”, các thành viên đặt ra câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời để hiểu rõ chính sách, bộ máy quản lý, thực thi chính sách của Việt Nam.

Ngoài việc trả lời các câu hỏi đặt ra, Việt Nam củng phải cung cấp nhiều thông tin khác theo biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, về thủ tục hải quan, về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…

Giai đoạn 4: Đưa ra các bản chào ban đầu và tiến hành đàm phán.

Gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam được quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử Tối huệ quốc (MFN). Để được hưởng thuận lợi này Việt Nam củng phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên, cam kết giảm dần mức bảo hộ, giảm thuế nhập khẩu và có lé trình loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng nghiêm cấm nhập khẩu, đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hay cấp phép nhập khẩu.

Mặt khác, Việt Nam củng phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực dịch vụ với những điều kiện thông thoáng hơn. Mức độ mở cửa thị trường tiến hành thông qua đàm phán với tất cả các thành viên quan tâm.

Trước hết Việt Nam đưa ra những bản chào ban đầu về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ để thăm dò phản ứng của các thành viên WTO. Trên cơ sở đó, các thành viên yêu cầu Việt Nam phải giảm bớt mức độ bảo hộ ở một số lĩnh vực.

Việt Nam xem xét yêu cầu của họ và nếu chấp nhận được thì có thể đáp ứng hoặc đưa ra mức bảo hộ thấp hơn một chút. Quá trình đàm phán như vậy tiếp diễn cho tới khi mọi thành viên đều chấp nhận với mức độ mở cửa của thị trường hàng hoá và dịch vụ của ta.

Để đạt được kết quả đàm phán cuối cùng cho việc gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các đàm phán đa phương và đàm phán song phương với các đối tác có yêu cầu đàm phán về toàn bộ và từng nội dung nói trên cho tới khi đàm phán thoả mãn mọi thành viên WTO.

Giai đoạn 5: Hoàn thành nghị định thư gia nhập.

Sau khi kết thúc đàm phán với tất cả các đối tác có yêu cầu đàm phán, một nghị định thư nêu rõ nghĩa vụ của Việt Nam trong khuân khổ WTO được hoàn tất dùa trên các thoả thuận trong các cuộc đàm phán song phương, đàm phán đa phương và tổng hợp các cam kết song phương.

Giai đoạn 6: Phê chuẩn nghị định thư.

Sau khi nghị định thư được nước ta phê chuẩn, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Để ra nhập ASEAN nước ta cần 2 năm đàm phán, đàm phán ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cần 4 năm. Để gia nhập WTO, nước ta vừa phải đàm phán với ban công tác của gần 40 nước thành viên về các cam kết đa phương liên quan đến 16 hiệp định chính của WTO và rất nhiều các quy tắc khác, đồng thời còn phải đàm phán mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư với 28 thành viên cã yêu cầu đàm phán song phương - mà đa số là những thành viên có nền kinh tế mạnh như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ên Độ…

Cuộc đàm phán để gia nhập WTO khác với tất cả các cuộc đàm phán khác. Các cuộc đàm phán khác là đàm phán “có đi, có lại”, đối tác dành cho ta lĩnh vực này thì ta dành cho họ lĩnh vực khác. Còn đàm phán để gia nhập WTO dường như chỉ là đàm phán một chiều, chúng ta phải căn cứ vào quy định WTO, cam kết của

các nước mới gia nhập và yêu cầu của các nước để thương lượng, thuyết phục. Chúng ta tiến hành đàm phán trong điều kiện rất khó khăn, do các nước mới gia nhập cam kết rất cao và các nước càng gia nhập sau cam kết càng phải cao hơn các nước gia nhập WTO trước. Ngoài ra, có nước còn đưa ra yêu cầu cao đối với nước ta với nhiều lý do, mục đích khác nhau. Chính vì vậy, tổng hợp những cam kết về nghĩa vụ của Việt Nam gia nhập WTO là những khó khăn, thách thức lớn mà nước ta cần phải vượt qua.

2.2.3. Những nghĩa vụ của Việt Nam

Bên cạnh những lợi Ých và cơ hội có được khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện một số nghĩa vụ, bao gồm áp dụng mức thuế thấp cho hàng nhập khẩu, mở cửa thị trường dịch vụ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập chính sách cho đầu tư nước ngoài, tiếp tục cải cách kinh tế và quản lý nhà nước nhằm tuân thủ theo các yêu cầu của WTO. Đặc biệt hơn, Việt Nam còn phải thực hiện những cam kết được coi nh là cam kết “WTO+”

- Việt Nam phải tạo thuận lợi cho các thành viên WTO thâm nhập thị trường dưới hình thức giảm thuế nhập khẩu cho hàng nông nghiệp và công nghiệp. Đó là cam kết ràng buộc trong Nghị định thư gia nhập WTO của nước ta.

- Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài nh ngân hàng, bảo hiểm, vân tải, thông tin, kỹ thuật, tư vấn, luật sư…(nằm trong cam kết gia nhập WTO của nước ta).

- Việt Nam sẽ phải cam kết bảo vệ ở mức độ phù hợp về sở hữu trí tuệ (phát minh, sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, các chương trình máy tính…) bằng các thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Về dịch vụ: Hiện đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP toàn cầu và bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ trực tiếp cho sản xuất, tiêu dùng.

Thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam phải chấp nhận để các nước thành viên cung ứng dịch vụ theo các phương thức:

+ Cung ứng qua biên giới: Theo đó các thương nhân đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên có quyền cung ứng dịch vụ cho các pháp nhân và thể nhân của các thành viên mà không cần lập hiện diện thương mại tại các nước thành viên đó. Phương pháp này ngày càng phát triển với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet.

+ Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Theo đó, nước ta phải để cho pháp nhân và thể nhân nước mình được sử dụng dịch vụ do các thương nhân của các nước thành viên khác cung cấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

+ Hiện diện thương mại: Nước ta phải để cho các thương nhân cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác lập công ty để kinh doanh dịch vụ bình đẳng như các thương nhân của nước ta.

+ Hiện diện thể nhân: Đây vừa là phương thức hiện diện thương mại, đồng thời là sự di chuyển thể nhân - về bản chất là để cho công dân các nước thành viên vào hoạt động dịch vụ ở nước mình. Tuy nhiên, do phương thức này tác động trực tiếp đến việc làm của từng nước, nên trong vòng Urugoay - vòng đàm phán để thành lập WTO - các nước chưa đạt được thoả thuận cụ thể. Trong vòng đàm phán Doha hiện nay, một số nước đang yêu cầu đưa nội dung này vào cam kết.

- Mở cửa thị trường đầu tư: Yêu cầu đặt ra là nước ta phải mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mà không hạn chế lĩnh vực, quy mô đầu tư, trừ những lĩnh vực có liên quan trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, đến truyền thống văn hoá dân téc. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển nh nước ta.

Khi mở cửa thị trường theo ba lĩnh vực nêu trên, nước ta cũng phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Không phân biệt đối xử, gồm: Không phân biệt đối xử giữa hàng hoá nước này với hàng hoá nước khác, giữa doanh nghiệp nước này với các doanh nghiệp nước khác về các chính sách thuế, giá hàng hoá - dịch vụ và các biện pháp tiếp cận thị trường (đối xử Tối huệ quốc - MFN). Không phân biệt đối xử giữa hàng hoá nước mình với hàng hoá nước khác, giữa doanh nghiệp nước mình với doanh nghiệp các nước khác (đối xử Quốc gia - NT)

+ Thực hiện minh bạch, công khai trong cơ chế, chính sách để mọi thương nhân, mọi người có quyền và cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, tạo ra điều kiện bình đẳng trong hoạt động kinh doanh.

+ Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS).

+ Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và sự phán xử của cơ quan tài phán quốc tế do tổ chức này thiết lập.

- Ngoài ra, nước ta còng nh các nước thành viên WTO còn phải tuân thủ rất nhiều Hiệp định và quy định, thông lệ khác của WTO.

2.3. Những khó khăn, thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

2.3.1. Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, còn đang trong quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, các yếu tố cơ bản đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ. Điều đó dẫn

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w