Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 78)

c) Lợi thế về chứng khoán

3.2.1.4. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

• Cải cách chương trình giáo dục, đào tạo, cách dạy và học phải được coi là yêu

cầu bức xúc và có tầm quan trọng hàng đầu trong toàn bộ nhiệm vụ đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo. Hệ thống đào tạo phải đáp ứng được mục tiêu phát triển con người toàn diện. Theo nghĩa đó bên cạnh các môn học cơ bản, các chương trình giáo dục, đào tạo cần dành một tỷ lệ thích đáng cho các môn học cung cấp các loại tri thức mang tính công cụ tối thiểu của thời đại, các kỹ năng phản ứng với thị trường lao động. Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên coi đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong chương trình giáo dục -đào tạo ở tất cả các cấp bậc học. Cách dạy và học cần chuyển mạnh sang hướng

trang bị các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin và tri thức cũng như phát triển năng lực xác định và giải quyết vấn đề. Cụ thể hơn nữa, cần xem xét và giảm bớt phần lý thuyết, tăng phần thực tiễn trong bậc giáo dục phổ thông. Đối với giáo dục đại học hoặc trên đại học: ĐÓ làm tăng năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng với công việc sau khi ra trường của sinh viên, việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, giữa lý thuyết với thực hành cần được hết sức chú trọng.

Năng lực cạnh tranh và hội nhập của đội ngò lao động Việt Nam chỉ có thể được nâng cao mét khi khoảng cách hiện tại giữa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động và nhu cầu thực tế của thị trường lao động được thu hẹp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, bao gồm cả bồi dưỡng, nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo ngành mới phải được hết sức chú trọng. Để có thể thu hẹp dần khoảng cách giữa các hoạt động đào tạo, bồ dưỡng tay nghề với nhu cầu hiện có của thị trường lao động, những biện pháp nên được xem xét lại.

Xác định rõ ràng (theo tín hiệu thị trường) các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ và kỹ năng cần thiết để có thể quy hoạch lại hệ thống đào tạo nghề theo hướng đồng bộ từ cơ cấu ngành đến cơ cấu vùng, địa phương, giúp xử lý hài hoà quan hệ đào tạo với các ngành công nghệ cao (thông tin, bưu chính viễn thông, cơ - điện tử, dầu khí,…) với các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, chế biến nông sản,…) hoặc giữa đào tạo nghề cho thành thị, với đào tạo nghề cho nông thôn.

Tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, với những chỉ tiêu chất lượng được quy định chặt chẽ. Các cơ sở dạy nghề được đăng ký chính thức và các loại văn bản chứng chỉ do họ cấp phải được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận.

Có sự phối hợp chặt chẽ trong khi hoạch định chính sách đào tạo bồi dưỡng và chính sách điều chỉnh cơ cấu, nhất là cấp địa phương. Việc hợp tác, phối hợp

giữa các bên tham gia thị trường lao động (các xí nghiệp có nhu cầu về lao động, về tay nghề mới của người lao động, cơ quan đào tạo, bồi dưỡng tay nghề) có thể làm cho hoạt động đào tạo xích gần hơn với những như cầu thực tế của các xí nghiệp về lao động và các loại ngành nghề.

Kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản ở các trường dạy nghề, các trường THCN và cao đẳng với việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đại học và giáo dục nghề.

Nâng cao và đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học

Bổ sung, sửa đổi, ban hành các chính sách đối với người quản lý, người dạy và người học nghề, xây dựng ban hành hệ thống danh mục nghề và các tiêu chuẩn kỹ năng nghề thông qua các giáo trình chuẩn.

Kết hợp giáo dục đào tạo với các biện pháp kinh tế và hành chính để nâng cao đạo đức, kỷ luật lao động công nghiệp.

• Nâng cao thể lực người lao động

Đổi mới hệ thống y tế, tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một trong những hướng chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động. Một số giải pháp trước mắt là:

Xây dựng mạng lưới y tế đến tận cấp thôn, đảm bảo để 100% xã có trạm xá, củng cố và nâng cao mạng lưới y tế ở nông thôn.

Tăng cường công tác truyền thông về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng mức chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ. Trong đó ưu tiên cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cho các biện pháp phòng bệnh, nhất là các bệnh dịch nh sốt rét, bại liệt, bướu cổ. Các chương trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đã thu hót sự tham gia của các khu vực tư nhân vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ người lao động.

Mở rộng hoạt động đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là đào tạo y tá và cán bộ y tế cho các vùng nông thôn miền núi.

Tăng cường giáo dục thể lực trong trường líp, cơ sở đào tạo: Nâng cao chất lượng và tăng thời lượng cho giáo dục thể lực, đặc biệt ngay từ bậc trung học phổ thông.

• Phát huy tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngò “lao động chất xám”

Hiện nay ở nước ta việc áp dụng các công cụ khuyến khích thích hợp đối với lao động chất xám, kể cả lao động KHCN và lao động quản lý, có thể giúp phát huy mạnh hơn nữa các tiềm năng của lao động chất xám, làm tăng khả năng cạnh tranh của loại lao động này trên thị trường lao động. Để đạt được mục tiêu này, các biện pháp có thể được xem xét là:

Khuyến khích (cả bằng vật chất lẫn tinh thần) sự sáng tạo của cá nhân và tập thể các nhà KHCN, các nhà quản lý kinh doanh bằng cách tạo điều kiện tố về cuộc sống và làm việc cho lực lượng này trên tinh thần trọng dụng nhân tài. Áp dụng các hình thức biểu dương, tôn vinh các nhà khoa học có thành tích và chuyên gia hàng đầu. Khuyến khích và trân trọng những tìm tòi khám phá khoa học, những kiến nghị giải pháp về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật còng nh kinh tế - xã hội khác nhau.

Trang bị kỹ thuật, thông tin, thiết bị đồng bộ cho các phòng thí nghiệm, một số viện nghiên cứu trọng điểm, một sè bộ môn ở các trường đại học ở mức tiên tiến trong khu vùc. Tăng dần trang thiết bị và nâng cấp các thư viện cho các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Việc tạo lập thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của lao động KHCN và quản lý cũng là một trong những yếu tố có thể làm tăng tính cạnh tranh của phạm trù lao động này. Tính chất thị trường trong các chính sách và biện pháp quản lý hoạt động lao động chất xám cần được thể hiện sao cho các sản phẩm của hoạt

động công nghệ, nghiên cứu cũng như triển khai, được trao đổi như hàng hoá. Việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả cũng là một vấn đề cấp bách cần sớm được giải quyết. Sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống này đã và đang là rào cản trở lớn đối với sáng tạo Khoa học Công nghệ.

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w