Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mạ

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 36)

2.4.1. Lợi thế về kinh tế

2.4.1.1. Lợi thế về thương mại - dịch vụ

2.4.1.1.1. Lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu

Nhờ chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, cạnh tranh có sự điều tiết bằng các chính sách vĩ mô của nhà nước ngành xuất khẩu của ta như: dệt may, giầy dép, gạo, cà phê, hải sản… đã phát tiển rất nhanh, đẩy xuất khẩu của ta từ quy mô hàng triệu lên hàng tỷ USD tạo ra nhiều lợi thế cho nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO. Nền kinh tế của ta đã thực sự hướng ngoại đáng kể, 2/3 nền kinh tế hiện nay là liên quan đến xuất khẩu trong đó 1/3 hàng hoá làm ra để xuất khẩu còn 1/3 sản xuất của ta phụ thuộc vào nguồn vật tư thiết bị cung cấp từ nguồn nhập khẩu. Việc hội nhập đã giúp xuất khẩu đạt hàng chục tỷ USD trên 1/3 GDP, tính chung 5 năm (2001 - 2005) tổng kim ngạch xuất khập khẩu đạt 109,1 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 16,2% (đạt chỉ tiêu tăng trưởng 16% do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra). Kim ngạch xuất khẩu bình quân người năm 2005 đạt gần 370 USD. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tính

bình quân 5 năm 2001 - 2005 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 12,7% và chiếm tỷ trọng 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu: nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 20,8% chiếm tỷ trọng 40,2%; nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản tăng 14,6% chiếm tỷ trọng 27%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đã dần chiếm ưu thế trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2005 ngoài dệt may và dầu thô có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD còn có thêm 05 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, giầy dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ và gạo. Các mặt hàng gạo và cà phê tiếp tục duy trì vị trí thứ 02 thế giới riêng hạt tiêu đứng đầu thế giới còn hạt điều đứng thứ 03 thế giới. Trong tiến trình hội nhập của mình chúng ta đã bước đầu thực hiện mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường đối ổn định. Chất lượng hàng xuất khẩu từng bước nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện.

Xuất khẩu dịch vụ thời kỳ 2001 - 2005 đạt 21,1% tỷ USD tốc độ tăng bình quân 15,7%/năm bằng khoảng 19% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và xấp xỉ với mức bình quân thế giới (bình quân thế giới là 20%). Trong đó một số ngành dịch vụ xuất khẩu đạt khá nh: hàng không, bưu chính viễn thông, hàng hải, tài chính - ngân hàng, du lịch. Trong thời gian qua cơ cấu trị trường xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực thị trường Châu Á, đặc biệt thị trường Châu Âu. Việt Nam đã có những bước tăng nhanh xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ đặc biệt vào thị trường Mỹ (theo thống kê tổng xuất khẩu của ta vào Mỹ tăng gấp 6 lần trong 5 năm, đặc biệt các mặt hàng tăng mạnh nhất là giày dép, dệt may, máy móc, điện tử, nông sản chế biến) đây là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế. Thời kỳ này chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà chúng ta có ưu thế về thủ công và lao động giá rẻ nh giày

dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao.

Bảng 5: Mét số mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2000 và 2005

Đơn vị: tỷ USD Mặt hàng Năm 2000 Năm 2005 So sánh Giày dép 230 1000 435% Hàng may mặc 84 1000 1190% Thuỷ sản 200 200 100% Nông sản chế biến 62 100 161% Cà phê hạt 162 200 123% Tổng 738 2500 339%

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

2.4.1.1.2. Lợi thế về hoạt động thương mại

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, từ năm 1986 đến nay nền kinh tế thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ở tất cả các ngành nghề kéo theo các chuyển biến tích cực về văn hoá - xã hội tạo ra rất nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong công nghiệp các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền tự chủ, thực hiện hoạch toán kinh tế mở rộng sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, thu hót đầu tư, phát triển công nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi được ban hành đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn, góp phần nâng cao năng lực sản xuất. Thời kỳ này, thương mại được coi là then chốt mở rộng thị trường với các thị trường giúp cho đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng. Trong sản xuất nông nghiệp, thành tựu nổi bật nhất là giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Việt Nam từ nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ 2 trên thế giới từ năm 1989 đến nay. Mỗi năm lương thực tăng 1,3 triệu tấn khoảng 5% cao hơn tốc độ tăng dân số, bình quân lương thực đầu người tăng từ 280kg năm 1987 và tăng 455kg trong năm 2005. Hàng xuất khẩu không chỉ tăng về giá trị mà

cơ cấu có nhiều chuyển đổi tích cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng, hàng nguyên liệu chưa qua chế biến giảm. Cán cân xuất - nhập về cơ bản đã cân bằng. Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều hàng hoá mang nhãn hiệu Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới và số lượng ngày càng lớn, chủng loại phong phú chất lượng ngày càng cao và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế. Hoạt động đầu tư nước ngoài càng ngày sôi nổi, đến tháng 6/2000 cả nước có khoảng 3.000 dự án của 7000 doanh nghiệp thuộc 62 quốc và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 37 tỷ USD, vốn thực hiện đã đạt 17,82 tỷ USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm cho 34 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Nguồn vốn ODA đã giải ngân 7,2 tỷ USD là một trong những nguồn vốn của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng sản xuất ổn định của các ngành sản xuất dịch vụ. Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây chỉ ra rằng sự thành công kinh tế của Việt nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ tham gia của đất nước vào nền kinh tế của khu vực và thế giới mà WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất hiện nay.Việc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất đó đã tạo nên một bộ mặt mới cho nền thương mại nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua nhanh.

2.4.1.1.3. Lợi thế về dịch vụ

Khu vực dịch vụ chiếm gần 1/4 giá trị thương mại hàng hoá trên thế giới và khoảng 3/5 tổng các nguồn vốn đầu tư: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong hoạt động thương mại Việt Nam nói riêng, thương mại quốc tế nói chung, khu vực dịch vụ luôn là bộ phận lớn nhÊt phát triển nhanh nhất và luôn là lợi thế số 1 của Việt Nam trong quá trình quá trình hội nhập WTO. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phó, con người thông minh và năng động, chính trị ổn định là một lợi thế to lớn cho phát triển thương mại dịch vụ, có sức cạnh trạnh

tương đối cao trong khu vực và trên thế giới. Nước ta đã mở quan hệ dịch vụ với nhiều nước nh du lịch quốc tế, xuất lao động kể cả các chuyên gia, thu hót đầu tư nước ngoài để phát triển dịch vụ, phát triển viễn thông quốc tế…. và thu hót được nhiều ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. Theo tổng cục thống kê, riêng xuất khẩu dịch vụ năm 2001 đạt 2,81 tỉ USD, năm 2004 đạt 5,073 tỉ USD, năm 2005 đạt 5,65 tỉ USD và đến năm 2006 đạt 8 tỉ USD. Mặc dù ở nước ta tỷ trọng trong GDP ước đạt 38,5% năm 2005 và sử dụng 24% lao động, kém xa so với khoảng 55% ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình vào khoảng 70% ở các nước công nghiệp có mức thu nhập cao. Tỷ trọng của phân ngành dịch vụ trong toàn ngành là rất chênh lệch, dẫn đầu là thương nghiệp và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng khoảng 40%, khách sạn - nhà hàng chỉ có 7,9%, dịch vụ khoa học cộng nghệ chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, tín dụng và tài chính chiến 5,1%, tỷ trọng dịch vụ giáo dục, y tế,… cũng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy, với một lĩnh vực chưa được khai thác cộng với một tiềm năng vô cùng phong phú như: Vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác các sản phẩm du lịch, dịch vụ tài chính… Đây là một lợi thế rất lớn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO.

2.4.1.1.4. Lợi thế về hoạt động tài chínha) Lợi thế về bảo hiểm a) Lợi thế về bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân từ 29 -30%, từ chỗ chỉ chiếm 0,37% GDP năm 1995, đến năm 2005 tổng doanh thu của ngành bảo hiểm đã chiếm 2,5% GDP. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006, về bảo hiểm nhân thọ đạt 8.500 tỷ đồng, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 6.500 tỷ đồng, bồi thường và trả tiền bảo hiểm đạt 7.500 tỷ đồng. Ngành bảo hiểm đã đảm bảo cơ bản nh cầu bảo vệ rủi ro, là tấm lá chắn về kinh tế cho nền kinh tế xã hội và rất hấp dẫn với các nhà tài chính nước ngoài đang được hoạt động tại Việt Nam. Những điều đó tạo ra nhiều lợi thế cho nước ta khi gia nhập WTO.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có hơn 30 doanh nghiệp bảo hiểm và có 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động tạo ra 3 phân đoạn thị trường: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm.

Năng lực tài chính tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rõ rệt: 90% doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Bảng 6: Tỷ lệ vốn bảo hiểm năm 2005

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Khối Vốn chủ sở

hữu Quỹ dự phòng Tổng tài sản

Đầu tư vào nền kinh tế

Phi nhân thọ 3.364 3.313 6.904 4.469

Nhân thọ 2.333 20.382 23.753 21.806

Cộng 5.697 23.695 30.657 26.275

(Số liệu này chưa tính đến Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt) Nguồn: VN Net

Chế độ quản lý nhà nước về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), NĐ 42, NĐ 43 (2001), thông tư 98, 99 (2004) hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, NĐ 118 xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, QĐ 53 các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, QĐ 175 Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm 2003 - 2010.

Môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi với sự ra đời của một số Bộ luật, luật, văn bản pháp quy liên quan đến bảo hiểm như: Luật hàng hải, Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ, Luật PCCC, Luật DL.

b) Lợi thế về ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế chính sách về tiền

tệ, ngân hàng, thanh tra, giám sát ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như các thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các tài chính tín dụng. Hệ thống cơ chế, chính sách của ngân hàng Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Việc thực thi chính sách tiền tệ vừa cẩn trọng, vừa linh hoạt, điều hành lãi suất và tỷ giá khôn khéo đã góp phần chèo lái nền kinh tế không bị quấn vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, giữ vững cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng ngày càng có hiệu quả và đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Hệ thống ngân hàng đã huy động hàng trăm nghìn đồng để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng điểm có ý nghĩa xương sống của nền kinh tế. Vốn ngân hàng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, hỗ trợ tích cực trực tiếp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, với thành tựu nổi bật đã được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Sau 20 năm đổi mới, hệ thống các tổ chức tín dụng đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến cuối năm 2005, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã phát triển đa dạng về loại hình và hình thức sở hữu với 5 NHTM Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 36 NHTM cổ phần, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (năm 1997), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cơ cấu lại một cách toàn diện thông qua đề án củng cố, chấn chỉnh NHTM cổ phần. Đề án củng cố, chấn chỉnh và phát triển quỹ tín dụng nhân dân và đề án cơ cấu lại các

NHTM Nhà nước. Nhờ đó, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của hệ thồng tổ chức tín dụng Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, mạng lưới ngân hàng đã bao phủ các địa bàn trong cả nước. Huy động vốn đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 30 lần, cho vay tăng 40 lần so với năm 1990. Hàng loạt dịch vụ và tiện Ých ngân hàng dùa trên công nghệ thông tin hiện đại đã và đang đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và dân cư.

Các tổ chức tín dụng đã chuyển căn bản sang hoạt động theo nguyên tắc thị trường, tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, giảm thiểu sự can thiệp hành chính vào quyết định kinh doanh. Quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính ngày càng được thể hiện hoá rõ ràng và thực hiện hiệu quả. Các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh và quản trị ngân hàng thương mại đang từng bước được áp dụng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp, từng bước vươn lên đáp ứng chuẩn mực quốc tế về năng lực tài chính, về công nghệ và quản trị điều hành.

Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, ngành ngân hàng tích cực, chủ động mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, NHNN đã làm tốt vai trò đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức

Một phần của tài liệu những lợi thế của việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w