6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Yêu cầu khách quan của việc triển khai dự án TABMIS
Triển khai TABMIS là một đòi hỏi tất yếu của công tác quản lý và phân tích thông tin. Hệ thống NSNN hiện tại của Việt Nam là ngân sách lồng ghép. Nó thể hiện ở việc có 4 cấp ngân sách: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Việc quản lý NSNN hiện tại rất khó khăn. Khi cần thông tin để phục vụ công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, nhà nước phải lấy thông tin từ các kênh khác nhau, quá trình truyền số liệu từ địa phương lên trung ương có thể bị sai do lỗi đường truyền, do chương trình hoặc do quá trình xử lý số liệu có vấn đề… Với kiểu ngân sách phân tán như vậy sẽ khiến cho thông tin không đảm bảo tính chính xác caọ Qua nghiên cứu ngân sách của một số nước trên thế giới như Pháp, Nam Phi và một số nền kinh tế lớn đang áp dụng hệ thống kế toán dồn tích, kiểu ngân sách tập trung hoặc nửa tập trung, nửa phân tán, Chính phủ đã quyết định phê duyệt dự án cải cách quản lý tài chính công, trong đó, TABMIS là một cấu phần quan trọng.
TABMIS hỗ trợ các chức năng tài chính cốt lõi nhằm: nâng cao khả năng theo dõi chi tiết các giao dịch; tăng cường năng lực thực hiện báo cáo và truy xuất dữ liệu; loại bỏ tình trạng vênh số liệu mà các hệ thống tiền thân hiện đang gặp phải; tăng tốc độ thu thập dữ liệu thông qua một quá trình truyền thông đã được cải tiến và nhờ vào sự loại bỏ thực sự nhiều khâu trong chu trình xử lý thủ công hiện hành. Độ tin cậy của dữ liệu được nâng cao thông qua các biện pháp quản lý tài sản thanh khoản và tài sản tài chính (tức là giảm thiểu nguy cơ bị gian lận, thất thoát); nhiệm vụ chức năng được nâng lên, dẫn đến việc thực hiện
kế toán dồn tích, ghi chép cam kết... Bên cạnh đó còn tăng cường năng lực kiểm toán và quản lý rủi ro; tăng cao tính an toàn, bảo mật và giảm thiểu các nguy cơ về vi rut, lấy trộm dữ liệu và truy cập trái phép; tính sẵn sàng cũng như khả năng mở rộng sẽ được đảm bảo, không bị ảnh hưởng khi số đối tượng sử dụng hệ thống tăng lên...