6. Kết cấu của luận văn
3.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1. Điều kiện về cơ chế, chính sách quản lý thu NSNN
Cải cách luôn gắn với sự phải thay đổi ít nhiềụ Cải cách quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý thu NSNN nói riêng đòi hỏi phải có những cái nhìn mới và bước đi mạnh dạn, đòi hỏi thay đổi nhiều cách quản lý cũ, thậm chí các văn bản pháp luật như Luật, pháp lệnh,… thay đổi cơ chế tổ chức bộ máy, quản lý,… Cải cách cơ chế tài chính nói chung và cải cách quản lý thu NSNN làm thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến tư duy, quyền lợi cục bộ, trách nhiệm của nhiều bên. Vì vậy, cần phải có những mạnh dạn thay đổi theo hướng tích cực và triệt để, tránh đổi mới nửa vờị
Mặt khác, cần thay đổi theo hướng tích cực, hiệu quả các khung pháp lý về cơ chế như quy định về nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán thu NSNN, công tác quyết toán số liệu thu NSNN, quy định về chức năng nhiệm vụ của các ban ngành, cơ quan hữu quan, sự phối hợp làm việc, quyền lợi giữa các ngành, cơ quan,…
Cần hoàn thiện phân cấp quản lý thu NSNN, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động của ngân sách địa phương.
3.3.2. Điều kiện về tổ chức, nhân sự
Công tác cán bộ là một vấn đề nhạy cảm, động chạm đến quyền lợi và quan niệm của nhiều nhà lãnh đạọ Đổi mới cơ chế trong thời đại công nghệ thông tin và yêu cầu cao về trình độ trên mọi phương diện đòi hỏi phải có những con người dám nghĩ, dám làm và năng lực thực chất. Đây cũng là một xu hướng tất yếu của việc sử dụng nhân lực trên thế giớị
vừa thoát ra khỏi cơ chế quản lý cũ và chưa nắm bắt được với cơ chế mới, với xu hướng toàn cầu hóạ Vì vậy, cần mạnh dạn thay đổi công tác sắp xếp cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ.
Lãnh đạo phải đòi hỏi những người có tầm nhìn, có thực đức và tài để định hướng và làm đầu tàu điều khiển cả một con tàu theo hướng đổi mớị
Cán bộ chuyên môn phải là những chuyên gia giỏi, phụ trách công việc trọng yếu để có thể hoàn thành tốt các phần hành công việc theo yêu cầu và trình độ của nghiệp vụ thay đổị Vì vậy, việc bố trí các cán bộ này cũng đòi hỏi phải hết sức khách quan, chính xác, đúng người đúng việc. Cần phải có cái nhìn trên góc độ lợi ích chung và lâu dài, tránh các quan điểm cục bộ.
3.3.3. Điều kiện về khoa học, công nghệ
Xuất phát sau có thể đến hàng chục, hàng trăm năm so với các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta phải chọn con đường đúng đắn để đi tắt, đón đầu trong các lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin – lĩnh vực đang có rất nhiều ứng dụng và được coi là những chìa khóa trong cải cách cơ chế.
Cải cách cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác thu NSNN nói riêng nhằm hướng đến những mục tiêu cao hơn trong quản lý, như sự theo dõi, xử lý, cung cấp thông tin tài chính nhanh hơn, chính xác hơn và phong phú hơn… Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An trong điều kiện triển khai TABMIS, có nhiều giải pháp đề cập đến việc áp dụng một công nghệ hiện đại cho giải pháp đó. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách vừa là một yếu tố tất yếu, lại vừa là một giải pháp của cơ chế. Đây cũng là xu hướng phát triển của các nước trên thế giớị
3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế trách nhiệm của người nộp thuế
Ngoài các điều kiện chủ yếu, mang tính ràng buộc trực tiếp nêu trên, các biện pháp mang ý nghĩa tác động, ràng buộc gián tiếp cũng ít nhiều tạo ra những động lực có tác dụng thúc đẩy nhanh đến mục tiêu, mang lại kết quả không nhỏ.
quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác chấp hành các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, về thời hạn, quy trình thu NSNN của các đối tượng nộp. Cần có các biện pháp tuyên truyền vận động, nhằm thay đổi về mặt nhận thức, tư tưởng cùng các biện pháp khen thưởng, kỷ luật,… có tác dụng đòn bẩy, kích thích các kết quả tích cực hoặc hạn chế kết quả tiêu cực.
Nghiên cứu, áp dụng những giải pháp khác nhau, đồng thời tạo mọi điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp một cách linh hoạt, chúng ta hy vọng công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An ngày càng được hoàn thiện, góp phần cho thành công chung của công cuộc cải cách quản lý tài chính đất nước trong những năm tớị
Tóm lại, chương 3 luận văn đã nêu ra mục tiêu, phương hướng đổi mới
hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN nói chung và công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An nói riêng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An. Các nhóm giải pháp được đưa ra đã cơ bản giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An. Để tăng cường quản lý nhà nước về thu NSNN qua KBNN Nghệ An đòi hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhaụ Từ những giải pháp chung mang tính định hướng như hoàn thiện cơ chế, chính sách đến các giải pháp cụ thể đối với KBNN Nghệ An như cải tiến phương thức, quy trình thu NSNN; xây dựng hệ thống thanh toán điện tử giữa KBNN Nghệ An và các ngân hàng thương mại; cơ giới hóa thao tác của cán bộ kế toán thu NSNN; xây dựng các hệ thống kiểm tra, dự báo, phân tích dữ liệu và hệ thống quản lý dữ liệu tập trung,... Thực hiện đầy đủ các giải pháp này, cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án, dự án hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN, triển khai hệ thống quản lý thông tin ngân sách và Kho bạc hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thu NSNN qua KBNN Nghệ An, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của KBNN Nghệ An, hoàn thành chiến lược phát triển của ngành theo đúng lộ trình đề rạ
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An trong điều kiện triển khai TABMIS và các giai đoạn sau này là một yêu cầu và mong muốn rất thiết thực của KBNN Nghệ An, hệ thống KBNN nói riêng và của ngành tài chính nói chung, đặc biệt, khi đất nước đang đứng trước yêu cầu đổi mới, cải cách thì yêu cầu này lại càng được đặt ra và đòi hỏi phải thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã giải quyết được cơ bản những yêu cầu đặt ra, thông qua những vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, trên phương diện lý luận, đề tài đã phân tích rõ sự cần thiết của
công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An, nhất là trong điều kiện cải cách quản lý tài chính công đang được đẩy mạnh. Đề tài cũng giới thiệu kinh nghiệm của một số Tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới đã và đang thực hiện mô hình quản lý thu NSNN để có thể nghiên cứu và vận dụng vào nước tạ
Hai là, trên phương diện thực tiễn, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng
công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An trong giai đoạn triển khai TABMIS, đánh giá những thành công bước đầu, đồng thời cũng chỉ ra được những tồn tại, yếu kém cũng như các nguyên nhân của nó trongcông tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An.
Ba là, trên phương diện đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện, đề tài đã
đưa ra một số quan điểm, mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An trong điều kiện triển khai TABMIS. Đặc biệt, đã trình bày tương đối rõ nét về một số giải pháp đổi mới, có gắn liền với những định hướng cải cách, đổi mới trong cơ chế cải cách quản lý tài chính công mà Việt Nam đang nghiên cứu, thực hiện, theo hướng hiện đại, tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp cận với những nguyên lý quản lý tài chính, kế toán công trên thế giớị
Tuy nhiên, công tác cải cách quản lý tài chính công nói chung, hệ thống TABMIS nói riêng đang trong giai đoạn triển khai và dần hoàn thiện, do đó
công tác quản lý thu NSNN cũng đang cần tiếp tục hoàn thiện. Để làm được điều này cần sự góp sức của tất cả các cơ quan liên quan, sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và bản thân mỗi cán bộ trong ngành Tài chính.
Hoàn thành đề tài này, với tinh thần cầu thị, người viết rất mong muốn nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của người đọc để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng nghiên cứu và hiệu quả thực tiễn của đề tài ./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái & Hồ Xuân Phương (2000), Quản lý Tài chính Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nộị
2. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 ban hành
quy trình quản lý thu NSNN theo Dự án hiện đại hóa thu nộp NSNN.
3. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn việc tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng
dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
5. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/20109 hướng
dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).
6. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 3414, QĐ-BTC ngày 18/10/2006 về việc
triển khai Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế – Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính.
7. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 về việc
ban hành quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước theo Dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân sách nhà nước.
8. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
9. Chính phủ (2009), Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hành và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
10. Chính phủ (2006), Quyết định só 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 về phê
duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
11. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
12. Chính phủ (2007), QĐ số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. 13. Võ Đình Hảo (1992), Quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước trên thế giới,
Nxb Tài chính, Hà Nộị
14. Kho bạc Nhà nước Nghệ An (2011), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006-
2011.
15. Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nộị
16. Kho bạc Nhà nước (2010), Công văn số 383/KBNN-KT ngày 02/03/2010 hướng dẫn Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
17. Kho bạc Nhà nước (2005), Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin Kho bạc
Nhà nước đến năm 2010, Nxb Tài chính, Hà Nội.
18. Bộ Tài chính (2008), Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
19. Nguyễn Công Nghiệp, Thực trạng và xu hướng cải cách Ngân sách ở các nước tư bản phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nộị
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách
Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội
21. Đặng Văn Thanh (2005), Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN, Nxb Chính trị quốc giạ
22. Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (2002), Giáo trình Ngân sách
23. Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Tháng 6,7,8,9,11 năm 2011 và Tháng 9,10,11 năm 2012.
24. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước trong điều kiện triển khai TABMIS. Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.
25. Phạm Văn Thành (2011), Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng liệt kê danh sách các cán bộ, cán bộ lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo
điều hành, vận hành Tabmis mà tác giả đã tham khảo ý kiến.
TT Họ và Tên
1 Hoàng Thị Xuân 2 Đinh Xuân Anh 3 Lâm Thị Thuỷ 4 Phan Hồng Nhiên 5 Hoàng Thị Thu Hương