Kết quả thu Ngân sách Nhà nước tại KBNN Nghệ An trong

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nghệ an trong điêu kiện triển khai tabmis (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Kết quả thu Ngân sách Nhà nước tại KBNN Nghệ An trong

năm quạ

Tỉnh Nghệ An là một địa phương có nguồn thu NSNN tương đối lớn, Trong thời gian qua định hướng hoạt động tài chính ngân sách của Tỉnh là phấn đấu tăng thu, cải cách phương thức thu, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp điều hành thu ngân sách, phối hợp với các ngành liên quan trong công tác tận thu NSNN, đồng thời thực hành tiết kiệm triệt để chi ngân sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Thực tế công tác thu NSNN tại Tỉnh Nghệ An trong thời gian qua được thực hiện thu qua nhiều kênh khác nhau như thu qua cơ quan thu, ủy nhiệm thu cho xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, nếu thu trực tiếp qua KBNN Nghệ An thì các khoản thu được tập trung vào NSNN kịp thời hơn, đầy đủ và chính xác hơn do KBNN Nghệ An là cơ quan trực tiếp hạch toán, ghi nhận các khoản thụ Trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn triển khai TABMIS, tỷ lệ thu NSNN qua KBNN Nghệ An có xu hướng ngày càng tăng, đáp ứng được yêu cầu định hướng hoạt động tài chính ngân sách của Tỉnh. Điều này thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng số 2.1: Kết quả công tác thu theo phương thức thu

Đơn vị tính: %

Năm

Cơ quan 2006 2007 2008 2009 2010 2011

KBNN N/An 91,5 94,0 94,7 95,8 97,0 97,8

Cơ quan thu 8,5 6,0 5,3 4,2 3,0 2,2

- CQ Thuế 4,0 2,9 2,5 2,2 1,4 1,1

- CQ Hải quan 2,5 1,5 1,3 1,0 0,6 0,7

- CQ Tài chính 1,0 1,0 0,8 0,6 0,4 0,2

- CQ khác 1,0 0,6 0,7 0,4 0,6 0,2

Nguồn: KBNN Nghệ An (Phòng Kế toán) Trong giai đoạn triển khai TABMIS, khối lượng công việc của KBNN Nghệ An tăng lên rất nhiều do vừa phải làm tốt công tác thường xuyên, vừa làm quen với chương trình mớị 100% CBCC thuộc KBNN Nghệ An đã nỗ lực hết sức mình để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược đề rạ

Có hai hình thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán bằng chuyển khoản. Hiện nay, thanh toán bằng chuyển khoản là hình thức thanh toán được các đối tượng nộp có bộ máy kế toán chuyên trách sử dụng phổ biến để nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Tổng số thu bằng chuyển khoản ngày càng chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) trong tổng số thu NSNN. Trong điều kiện triển khai TABMIS, các khoản thu bằng chuyển khoản đã được hạch toán vào NSNN tương đối kịp thời nhờ hệ thống KBNN đã tham gia mạng thanh toán bù trừ với một số ngân hàng thương mại (2 phiên/ ngày) và đã thiết lập được mạng thanh toán liên kho bạc giữa các đơn vị trong cùng hệ thống. Vì vậy, các khoản thu chuyển khoản qua ngân hàng trên cùng địa bàn được hạch toán vào NSNN ngay trong ngày, các khoản thu khác địa bàn mất khoảng 2 ngàỵ

Trong những năm qua, số thu bằng chuyển khoản qua KBNN Nghệ An chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng số thu NSNN qua KBNN Nghệ An, được thể hiện qua số liệu thu sau:

Bảng số 2.2: Kết quả thu NSNN theo cơ quan thu Đơn vị tính: tỷ đồng Thu NSNN qua KBNN Năm Tổng thu NSNN Tổng số Chuyển khoản Tiền mặt Thu qua Cơ quan thu

2006 2.918 2.684 2.060 624 234 2007 4.331 4.068 3.230 838 263 2008 4.569 4.339 3.505 834 230 2009 6.334 6.079 4.924 1.155 255 2010 6.696 6.495 5.269 1.226 201 2011 7.325 7.153 5.763 1.390 172 Nguồn: KBNN Nghệ An (phòng kế toán) Có được kết quả trên là do trong quá trình triển khai hệ thống TABMIS, Bộ Tài chính, KBNN, KBNN Nghệ An đã triển khai đồng bộ nhiều dự án, đề án liên quan đến công tác quản lý thu NSNN như: “Dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN”, “Dự án Hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế – KBNN – Hải quan – Tài chính”, Đề án “Phối hợp thu NSNN giữa KBNN với các ngân hàng thương mại”; đề án tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai thí điểm tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng,... Việc triển khai những dự án, đề án trên sẽ tiếp tục được thực hiện và ngày càng hoàn thiện quy trình cũng như cách thức tổ chức quản lý.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán giữa KBNN Nghệ An với ngân hàng hiện nay còn mang tính chắp vá, phụ thuộc vào địa phương và không thống nhất. KBNN Nghệ An tồn tại khá nhiều hình thức thanh toán với ngân hàng: thủ công, bán tự động, tự động,… (chuyển chứng từ thanh toán bằng giấy, truyền files, bù trừ điện tử, đối chiếu bằng giấy, thủ công hoặc tự động,…).

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt do đã phát huy hiệu quả nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng caọ Luật ngân sách sửa đổi năm 2002 (hiệu lực từ năm ngân sách 2004) được ban hành là một bước tiến trong cơ chế quản lý tài chính, việc quản lý các khoản thu NSNN được hiệu quả hơn,

phần nào hạn chế các tồn tại trong cơ chế cũ.

Có thể đánh giá hiệu quả công tác thu NSNN qua cơ cấu thu NSNN những năm qua theo bảng 2.3 dưới đây:

Bảng số 2.3: Cơ cấu thu NSNN

Nội dung thu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng thu cân đối NSNN 2.918 4.194 5.569,8 6.333 6.189 7.325,4 Trong đó

1.Thu từ kinh tế quốc doanh (tỷ đồng)

580 732 856,5 1.018 1.158 1.581,4 2.Thu từ các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tỷ đồng) 262,6 384,4 482,2 650 817 916,5 3.Thuế CTN và dịch vụ NQD (tỷ đồng) 192,5 347,3 484,3 645 740 996,5 4.Thu thuế XNK và TTĐB hàng NK (tỷ đồng) 542,7 417,3 396,8 911 898 1.056 5.Các khoản thu về nhà đất 140 312,7 344,8 461 390 428,3 Nguồn: KBNN Nghệ An (Phòng Kế toán).

Có thể thấy số thu từ kinh tế quốc doanh tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng lớn. Đây là khoản thu thường xuyên, mang tính ổn định, do đó rất cần được khuyến khích và quản lý tốt.

Do những đặc thù khác nhau của tổ chức NSNN, đồng thời, trong giai đoạn triển khai TABMIS, KBNN Nghệ An đang ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động, trong đó có hoạt động thu NSNN, kết quả đạt được ở trên là rất đáng khích lệ. Để có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thu NSNN tại KBNN Nghệ An, chúng ta sẽ đi sâu phân tích 4 khía cạnh phục vụ công tác quản lý thu NSNN trong điều kiện triển khai Tabmis đó là: hệ thống văn bản trong cơ chế vận hành; quy trình và phương thức thu; nhân sự và trang

thiết bị cơ sở hạ tầng và một số vấn đề khác liên quan đến công tác Quản lý thu NSNN trong quá trình vận hành Tabmis.

2.2.2. Thực trạng hệ thống văn bản trong cơ chế vận hành:

Công tác quản lý thu NSNN hiện đang được điều chỉnh bởi văn bản pháp lý cao nhất là Luật NSNN được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, khoá IX, ngày 20/03/1996, Luật NSNN sửa đổi năm 2002 được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002, [20] và các văn bản hướng dẫn thi hành luật như:

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, [8];

Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính; Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính và Công văn số 1188/ KB - KHTH ngày 10/09/2003 của KBNN TW hướng dẫn thực hiện công tác tập trung, quản lý các khoản thu NSNN, [3];

Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, [4];

Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/20109 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), [5];

Quyết định số 3414, QĐ-BTC ngày 18/10/2006 về việc triển khai Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế – Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính, [6];

Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 về việc ban hành quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước theo Dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân sách nhà nước, [7];

Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, [10];

Ưu điểm: Nhìn chung Hệ thống các văn bản điều chỉnh các nội dung của

Luật NSNN được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng các thông tư hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Các văn bản hướng dẫn

ngày càng được hoàn thiện theo yêu cầu, phù hợp với từng thời điểm phát triển của nền kinh tế xã hội và thông qua đó đã xác định nguyên tắc thu NSNN qua KBNN Nghệ An; quy định các phương thức thu NSNN, các chứng từ liên quan đến các khoản thu NSNN, quy trình thu NSNN qua KBNN Nghệ An; phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan thu và KBNN Nghệ An trong quá trình tập trung các khoản thu NSNN.

Hạn chế: Các văn bản ban hành còn mang tính chồng chéo, thay đổi

thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cập nhật và áp dụng, nhất là đối với các cơ quan địa phương.

2.2.3. Thực trạng Quy trình và phương thức thu Ngân sách Tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An.

Trong quá trình triển khai Tabmis, KBNN Nghệ An vẫn tồn tại song song 2 hệ thống thu NSNN đó là: thu tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc và thu qua hệ thống ngân hàng thương mạị

2.2.3.1. Mô hình Quản lý Thu Ngân sách trực tiếp tại KBNN Nghệ An.

Bảng Sơ đồ: 2.2

1. Đối tượng nộp NSNN nộp tiền vào KBNN.

2. Bộ phận kho quỹ nhận tiền, chuyển chứng từ Thu NSNN cho bộ phận kê toán hạch toán. 3. Cuối tháng chuyển bảng kê thu NSNN cho cơ quan thu để thực hiện đối chiếu thủ công. 4. Cuối tháng chuyển báo cáo Thu NSNN gửi KBTW.

Đối với Mô hình quản lý Ngân sách trực tiếp tại Kho bạc có thể nhận thấy rằng: Ưu điểm: Thủ tục thu NSNN đơn giản, Phương pháp hạch toán các khoản thu trực tiếp nhanh chóng; quá trình điều chỉnh sai sót về dữ liệu thu được thực

3 3 CQ Thuế Bộ phận Kho quỹ KBNN CQ Hải quan CQ Thu khác Bộ phận kế toán KBNN 2 3 Hệ thống Tabmis Dữ liệu tập trung tại TW 4 Đối tương nộp NSNN 1

hiện ngay tại cơ quan thu một cách đơn giản, không phức tạp. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của Cán bộ Thu NSNN (cán bộ kho quỹ) không yêu cầu quá caọ Hệ thống trang thiết bị, hạ tầng truyền thông không phải đầu tư quá nhiều,

Hạn chế: Đối tượng nộp NSNN sẽ phải chờ đợi lâu (do chỉ có một điểm thu NSNN tại cơ quan Kho bạc); Đối với cán bộ quản lý thu NSNN tại KBNN chịu nhiều áp lực vì đối tượng nộp ngân sách thường tập trung số lượng lớn vào dịp cuối tháng, cuối năm; Dữ liệu phản ánh theo hình thức phân tán, không tập trung; yêu cầu bố trí tăng về số lượng cán bộ kho quỹ ; Công tác đối chiếu số liệu theo hình thức thủ công thường xảy ra sai sót, tốn nhiều công sức; Kết quả báo cáo dữ liệu thu NSNN cho các cấp không kịp thời, vì phải chờ đến cuối tháng mới có thể tập trung hết các dữ liệu thụ Không đảm bảo an toàn cao về Tính an ninh, an toàn bảo mật dữ liệu ; Tăng chi phí văn phòng phẩm trong quá trình kết xuất in ấn các loại bảng kê thu Ngân sách và báo cáo tài chính....

2.2.3.2. Mô hình Quản lý Thu Ngân sách qua Hệ thống Ngân hàng thương mại:

Bảng Sơ đồ:2.3

1. Đối tượng nộp NSNN nộp tiền vào NHTM.

2. NHTM truyền bảng kê chứng từ nộp sang hệ thống thu thuế TCS tập trung tại KBNN. 3. Cuối ngày hệ thống TCS Tập trung kết xuất bảng kê nộp thuế cho cơ quan thu để đối chiếụ 4. Kết xuất số liệu thu sang hệ thống quản lý ngân sách TABMIS dự liệu tập trung tại TW. 5. Cuối ngày Đối chiếu số liệu thu tại NHTM và Hệ thống thu thuế tại KBNN Nghệ An.

CQ Thuế CQ Hải quan 4 3 Hệ thống thu thuế tập trung tại KBNN (Phòng kế toán) Hệ thống TABMIS dữ liệu tập trung tại TW CQ Thu khác Ngân hàng thương mại Đối tương nộp NSNN 1 2 3 5 3

Đối với Mô hình Quản lý thu NSNN qua Ngân hàng thương mại :

Ưu điểm : - Do phối hợp với Ngân hàng thương mại trong quy trình thu NSNN nên tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng Nộp NSNN, nộp số thu tại nhiều điểm thu của NHTM, giảm thời gian nộp số thu vào NSNN. (Ngân hàng thương mại tổ chức nhiều điểm thu) ; Dữ liệu thu NSNN được phản ảnh theo hình thức tập trung ; công tác cung cấp dữ liệu cơ quan thu cho các cơ quan liên quan luôn kịp thời trong ngày ; Công tác đối chiếu số liệu được thực hiện ngay trong ngày , Việc truyền nhận đối chiếu số liệu thu giữa cơ quan thu, Kho bạc, NHTM được thực hiện truyền nhận bảng kê chứng từ điện tử thuận tiện, nhanh chóng và chính xác cho công tác đối chiếu số liệu; Tính an ninh, an toàn bảo mật dữ liệu đảm bảo cao ; Tinh giản được số lượng biên chế cán bộ kho quỹ

- Đối với KBNN giảm áp lực cho kế toán thu NSNN, do KBNN mở TK tại các NHTM nên khi thực hiện nhận số thu tại KBNN không dùng tiền mặt, giảm số lượng cán bộ kho quỹ tham gia vào quy trình thụ

Tồn tại: Tính đồng bộ trong công tác hiện đại hóa Thu NSNN giữa các cơ quan (Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải Quan, NHTM) chưa thật đồng đều, nhất là về đầu tư trang thiết bị máy móc, hạ tầng truyền thông và trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Sự phối kết hợp trong công tác Thu NSNN chưa cao ; công tác khai thức dữ liệu thu còn nhiều bất cập....

2.2.3.3. Về phương thức:

a) Thu NSNN bằng đồng Việt Nam

Có hai hình thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán bằng chuyển khoản. Hiện nay, thanh toán bằng chuyển khoản là hình thức thanh toán được các đối tượng nộp có bộ máy kế toán chuyên trách sử dụng phổ biến để nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Tổng số thu bằng chuyển khoản ngày càng chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) trong tổng số thu NSNN. Trong điều kiện triển khai TABMIS, các khoản thu bằng chuyển khoản đã được hạch toán vào NSNN tương đối kịp thời nhờ hệ thống KBNN đã tham gia mạng thanh toán bù trừ với một số ngân hàng thương mại (2 phiên/ ngày) và đã thiết lập được mạng thanh toán liên kho bạc giữa các đơn vị trong cùng hệ thống. Vì vậy, các khoản

thu chuyển khoản qua ngân hàng trên cùng địa bàn được hạch toán vào NSNN ngay trong ngày, các khoản thu khác địa bàn mất khoảng 2 ngàỵ

b) Thu NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động: Nhìn chung, phương thức thu này không có thay đổi nhiều so với trước đâỵ

Thu NSNN bằng ngoại tệ

Quy trình thu NSNN bằng ngoại tệ được thực hiện như đối với thu bằng đồng Việt Nam.

Việc thu NSNN ngoại tệ bằng tiền mặt chỉ được thực hiện tại KBNN tỉnh, Định kỳ, KBNN tỉnh nộp số ngoại tệ vào ngân hàng.

Tỷ giá hạch toán quy đổi được xác định hàng tháng theo nguyên tắc tính bình quân theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong thời gian 30 ngày trước ngày ra thông báọ Trường hợp trong tháng tỷ giá mua bán ngoại tệ thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có biến động lớn (tăng hoặc giảm trên 5% so với tỷ giá hạch toán), Bộ Tài chính sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Thu NSNN bằng hiện vật, ngày công lao động

Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo đơn giá do cơ quan tài chính xác định để hạch toán ghi thu,

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nghệ an trong điêu kiện triển khai tabmis (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)