6. Kết cấu của luận văn
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Hiện có hai công trình nghiên cứu liên quan trục tiếp đến chủ đề nghiên cứu này là của Nguyễn Thị Ngân Hoa (2010), [24] và Phạm Văn Thành (2011), [25]. Về kết cấu khá hoàn chỉnh, về nội dung cơ bản đã phản ánh khá đầy đủ tổng quan về khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò, đặc điểm và nhiệm vụ của NSNN. Đánh giá khá rõ về thực trạng NSNN qua từng thời kỳ cũng như tiến trình triển khai và vận hành Tabmis trên toàn quốc đồng thời đã đưa ra các giải pháp nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả các giải pháp mang tính chiến lược lâu dàị
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu vẫn còn mang tính chủ quan, chưa thực hiện tổ chức thảo luận lấy ý kiến của các đối tượng trực tiếp lãnh đạo, thực hiện công tác triển khai thu NSNN trong thời điểm triển khai Tabmis. Chưa phản ánh mô tả chi tiết từng khâu, từng quy trình thực hiện Tabmis, đặc biệt chưa chú trọng đến các ưu nhược điểm của từng mô hình Thu NSNN trong từng giai đoạn cụ thể, chưa phản ánh mức độ ảnh hưởng của công tác nguồn nhân lực công tác quản lý, đào tạo cũng như hệ thống hạ tầng trang thiết bị máy móc vận hành....
Tóm lại, chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về
NSNN, thu NSNN và quản lý thu NSNN. Từ việc nắm được khái niệm, đặc điểm của thu NSNN, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN và những yêu cầu, nguyên tắc trong quản lý thu NSNN, nêu rõ khái niệm về Tabmis cũng như tác động của hệ thống Tabmis đến công tác quản lý thu NSNN qua KBNN, cùng với những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số nước trên thế giới, chúng ta có cơ sở nhìn nhận, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu NSNN qua hệ thống KBNN trong giai đoạn triển khai TABMIS một cách khách quan, khoa học. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tớị
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN QUA KBNN NGHỆ AN TRONG ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI TABMIS