6. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Tác động của TABMIS đến công tác quản lý thu NSNN qua
triển khai diện rộng đến các tỉnh, thành phố còn lại, trong đó có thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ ngành ở TW, bao gồm các hoạt động: đào tạo, tập huấn, chuyển đổi dữ liệu, bàn giao thiết bị, nhập liệu tập trung, tiếp nhận và quản trị hệ thống; Thực hiện các thủ tục mua bổ sung giấy phép người sử dụng, thiết bị phần cứng; Triển khai các hoạt động bổ sung như tuyển dụng tư vấn, điều phối hoạt động của tư vấn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật bổ sung đã được duyệt: Đánh giá chức năng hệ thống; đánh giá quy trình nghiệp vụ trong TABMIS; tổ chức việc thực hiện đào tạo bổ sung cho cán bộ kỹ thuật và đào tạo người sử dụng; triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đánh giá và tối ưu hoá hạ tầng truyền thông; xây dựng yêu cầu kỹ thuật và hồ sơ mời thầu cho việc triển khai mở rộng phân hệ phân bổ ngân sách; Triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật hướng tới vận hành chức năng quản lý tuống tiền; Triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế; Xây dựng yêu cầu kỹ thuật để tuyển tư vấn nghiên cứu phương án, lộ trình triển khai cổng thông tin TABMIS; phương án tích hợp dữ liệu tài chính tài sản công.
Dự kiến đến hết năm 2012 sẽ hoàn thành triển khai diện rộng tất cả 63 tỉnh, thành phố. Song song với quá trình triển khai TABMIS, Bộ Tài chính cũng tiến hành triển khai các chương trình giao diện với TABMIS như TCS, …
1.3.4. Tác động của TABMIS đến công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Nghệ An Nghệ An
TABMIS làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, điều hành ngân sách và cách thức lưu trữ, cung cấp thông tin. Từ đó, công tác quản lý thu qua KBNN Nghệ An cũng cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu mớị
Về cơ chế quản lý NSNN, TABMIS sẽ gắn kết các khâu của quy trình quản lý NSNN như thực hiện NSNN thông qua việc hạch toán, cung cấp thông tin, lập báo cáọ... Để thực hiện dự án chúng ta cần cải cách mạnh mẽ cơ chế quản lý NSNN tập trung một số điểm cơ bản đó là:
- Xác định rõ nội dung thu - chi của NSNN: theo luật NSNN thì có nhiều nội dung thu - chi chưa rõ ràng và phản ánh chưa đúng với bản chất của nó đơn cử như các khoản thu, chi chuyển nguồn thu , chi bổ sung giữa các cấp ngân sách, chi trả nợ gốc. Tuy nhiên, theo thông lệ chung và theo mô hình kho bạc tham khảo thì đây chỉ là các khoản thu, chi chuyển quỹ hay chi trả nợ gốc được xác định trong tài khoản vay nợ làm giảm nợ vay mà không tính trong chi NSNN.
- Đơn giản, minh bạch hoá cơ chế quản lý: NSNN của Việt Nam thực hiện theo cơ chế lồng ghép, nhiều đặc thù, nhiều cơ chế quản lý không thống nhất, triển khai TABMIS sẽ giúp cơ chế quản lý trở nên minh bạch hơn.
- Thực hiện cam kết chi: Bộ Tài chính đã có chủ trương đưa dần kế toán dồn tích vào áp dụng cho TABMIS từ phương diện quản lý, cam kết chi hỗ trợ việc kiểm soát chi ngân sách của các đơn vị, đặc biệt trong chi XDCB, ngăn chặn nợ đọng thanh toán, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính từ góc độ không chỉ riêng cơ quan tài chính, KBNN mà còn tất cả cho các cơ quan sử dụng ngân sách, đây là yêu cầu quản lý mới mang lại hiệu quả.
- Hạch toán, quyết toán, chuyển nguồn và chỉnh lý ngân sách: thời gian chỉnh lý của các cấp ngân sách chỉ trong thời gian một tháng và thực hiện các động tác như thanh toán cho các khoản tạm ứng trước ngày 31/12, thực hiện điều chỉnh sổ sách, không thực hiện kéo dài thời gian chi ngân sách năm trước cũng như bổ sung dự toán năm trước trong thời gian chỉnh lý. Ngân sách năm trước còn lại chưa chi đến 31/12, nếu được phép chuyển trong năm sau chi tiếp thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm saụ
- Quy định rõ ràng về thu, chi của các đơn vị sử dụng NSNN: Hiện nay các khoản thu, chi của các đơn vị sử dụng NSNN không rõ ràng, minh bạch làm suy yếu NSNN và tăng tính phức tạp trong quản lý nghiệp vụ.
- Cải cách quản lý vay nợ: thực hiện kế toán vay nợ một cách toàn diện vào tài khoản kế toán nhà nước, mặt khác tài khoản phát sinh nợ giải ngân được phản ánh theo thời gian phát sinh, từng bước gắn kết công tác quản lý nợ với quản lý ngân quỹ.
- Chế độ kế toán nhà nước: Xây dựng một chế độ kế toán nhà nước thống nhất, từng bước dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt điều chỉnh, chế độ kế toán nhà nước phải đáp ứng yêu cầu về thông tin quản lý, phục vụ cho chỉ đạo điều hành ngân sách các cấp từ khâu dự toán đến quyết toán NSNN, bao quát đầy đủ thông tin trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ đã được xây dựng mớị
- Quản lý ngân quỹ và thực hiện tài khoản thanh toán tập trung của KBNN Nghệ An: đây là một cải cách lớn trong quản lý tài chính công, đồng thời phải đạt được hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả, nghĩa là phải đảm bảo khả năng thanh toáẰnt trung ương đến địa phương nhưng mặt khác giảm thặng dư ngân quỹ của Nhà nước đến mức tối thiểu, để thiết lập mục tiêu này, cần phải thiết lập tài khoản thanh toán tập trung của kho bạc và thực hiện dự báo luồng tiền.
Về cách thức lưu trữ, cung cấp thông tin, TABMIS cùng với hệ thống tin học công nghệ hiện đại giúp thông tin được lưu trữ và khai thác tập trung, nhờ đó việc sử dụng thông tin sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên, do xử lý thông tin tập trung tại một máy chủ nên vấn đề đáng lưu tâm nhất là cần tránh tình trạng quá tải khi sử dụng TABMIS. Do đó cần có quy chế rõ ràng quy định thời gian sử dụng, mức độ sử dụng, quản lý user trên TABMIS.