Năm 2011

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 54)

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, các cấp, các ngành đã thực hiện cắt giảm và điều chuyển 81,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển khu vực Nhà nước. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn được khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2011 theo giá thực tế cả nước ước tính đạt 676,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bằng 90,6% năm 2010) và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%

42

Bảng 2.2. Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với năm 2010 (%) TỔNG SỐ 877,9 100,0 105,7 Khu vực Nhà nước 341,6 38,9 108,0 Khu vực ngoài Nhà nước 309,4 35,2 103,3 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 25,9 105,8

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công thương là 4079 tỷ đồng, bằng 100% và tăng 8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3882 tỷ đồng, bằng 105,7% và tăng 7,8%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 945 tỷ đồng, bằng 105,1% và tăng 5,7%; Bộ Y tế 922 tỷ đồng, bằng 102,5% và tăng 5,2%; Bộ Xây dựng 873 tỷ đồng, bằng 89% và tăng 7,2%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 593 tỷ đồng, bằng 106,4% và tăng 3,9%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5% so với năm 2010. Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 17862 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm và giảm 4,3% so với năm 2010; Hà Nội 16859 tỷ đồng, bằng 80,6% và tăng 12,7%; Đà Nẵng 7697 tỷ đồng, bằng 134,6% và tăng 3,3%; Quảng Ninh 5120 tỷ đồng, bằng 81,6% và tăng 3,3%; Thanh Hóa 4396 tỷ đồng, bằng 123,7% và tăng 4,3%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,9% GDP (Kế hoạch đề ra là 5,3%).

2.1.1.3. Năm 2012

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 720,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,7%; khu vực ngoài Nhà nước 583,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 81%; khu vực có

43

vốn đầu tư nước ngoài 24,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 chia theo loại công trình như sau: Công trình nhà ở đạt 269,8 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 111,9 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 241,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 97,1 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 tăng thấp là: Chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ tiếp tục được thực hiện; lãi suất ngân hàng mặc dù được điều chỉnh giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay để thi công các công trình; ngoài ra thị trường bất động sản năm nay khá trầm lắng, nhiều dự án phải dừng thi công hoặc giãn tiến độ.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3%và tăng 1,4%.

Bảng 2.3.Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 989,3 100,0 107,0 Khu vực Nhà nước 374,3 37,8 109,6 Khu vực ngoài Nhà nước 385,0 38,9 108,1 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230,0 23,3 101,4

44

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm này, vốn từ ngân sách Nhà nước ước tính đạt 205 nghìn tỷ đồng, bằng 98,8% kế hoạch năm và tăng 15% so với năm 2011, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 98,9% kế hoạch năm và tăng 15,4% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 7525 tỷ đồng, bằng 100,8% và tăng 18%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4658 tỷ đồng, bằng 96,4% và tăng 15,1%; Bộ Xây dựng 1788 tỷ đồng, bằng 98,2% và tăng 18,9%; Bộ Y tế 1086 tỷ đồng, bằng 97,7% và tăng 15,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 932 tỷ đồng, bằng 100,3% và tăng 13,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 623 tỷ đồng, bằng 98,4% và tăng 12%; Bộ Công Thương 459 tỷ đồng, bằng 101,9% và tăng 15,3%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch năm và tăng 14,9% so với năm 2011. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 21253 tỷ đồng, bằng 89,1% kế hoạch năm và tăng 35,5% so với năm 2011; thành phố Hồ Chí Minh 15322 tỷ đồng, bằng 95,4% và tăng 9,5%; Đà Nẵng 7019 tỷ đồng, bằng 101,8% và tăng 12,8%; Thanh Hóa 4090 tỷ đồng, bằng 109% và tăng 19,9%; Quảng Ninh 3673 tỷ đồng, bằng 88,4% và giảm 19,8%; Lào Cai 3625 tỷ đồng, bằng 111,2% và tăng 38,8%; Bình Dương 3537 tỷ đồng, bằng 95,7% và tăng 2,7%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2012 đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng ký của 1100 dự án được cấp phép mới đạt 7,9 tỷ USD, bằng 92,2% số dự án và bằng 64,9% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 435 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 5,1 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2012 ước tính đạt 10,5 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 14,2%; các ngành còn lại đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 15,9%.

45

Trong năm 2012 cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1631,4 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Phòng 1111,5 triệu USD, chiếm 14,2%; Hà Nội 720,1 triệu USD, chiếm 9,2%; Đồng Nai 618,8 triệu USD, chiếm 7,9%; thành phố Hồ Chí Minh 468,7 triệu USD, chiếm 6%; Bà Rịa-Vũng Tàu 453,3 triệu USD, chiếm 5,8%; Quảng Ninh 390,4 triệu USD, chiếm 5%; Long An 222,8 triệu USD, chiếm 2,8%.

Trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4007,4 triệu USD, chiếm 51% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 757,1 triệu USD, chiếm 9,6%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 549,5 triệu USD, chiếm 7%; Xin-ga-po 488,4 triệu USD, chiếm 6,2%; Síp 375,6 triệu USD, chiếm 4,8%; Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 302,2 triệu USD, chiếm 3,8%; Đài Loan 192,4 triệu USD, chiếm 2,4%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt 821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%.

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)