Đặc trưng XDCB tác động đến quy trình kiểm toán

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 35)

1T

Trong quá trình đầu tư XDCB nổi lên một số đặc trưng rõ1T124Tnét. 1T124TSở dĩ 1T124Tcó 1T124Tthể nói điều đó bởi vì các đặc trưng này thường xuyên tác động ảnh hưởng tới quá trình đầu tư đang tiến hành.

20T

Đặc trưng đầu tiên của quá trình XDCB là đặc trưng về 20Tsở hữu vốn đầu tư XDCB chi phối dự án đầu tư XDCB.

1T

Ở Việt Nam, các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước (hoặc dự án có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước) phải tuân theo:

• 1TLuật Xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn kèm theo

• 1TCác văn bản về việc hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.

• 1TCác văn bản về định mức, đơn giá vật tư, thiết bị, lao động và chi phí khác.

1T

Vốn đầu tư cho đơn vị XDCB được phân bổ trên cơ sở cân đối các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Bộ Tài chính kết hợp với Bộ Kế1T1Thoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cho từng bộ, các tỉnh và các dự án quan trọng khác của Nhà nước.

28T

Sau khi được Chính phủ giao ngân sách, các bộ và các Uỷ ban Nhân 28Tdân các cấp tiến hành phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng dự án 1Tthuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư.

1T

Như vậy, Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ những công trình XDCB có sử dụng vốn ngân sách về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.

1T

Sau đây là một số hình thức vốn được sử dụng và huy động trong đầu tư XDCB:

- 1TNguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước;

- 124TVốn 1T124Ttín dụng ưu đãi của Nhà nước dùng để đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác của ngành có khả năng thu hồi vốn được xác định trọng cơ cấu kế hoạch của Nhà nước (việc bố trí cho các dự

23

án này do Chính phủ quy định cụ thể cho từng đối tượng trong thời kỳ kế hoạch);

- 1TVốn thuộc 1T124Tquỹ 1T124Thỗ trợ đầu tư 1T124T 1T124Tquốc gia và các 1T124Tquỹ 1T124Tkhác của Nhà nước 1T124Tdùng cho đầu tư phát triển;

- 124TVốn tín dụng thương mại 124T126Tdùng 124T126Tđể ĐTXD mới, cải tạo, mở 1T124Trộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ của các dự án sản xuất - kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và các điều kiện vay vốn;

- 1TVốn đầu tư của các DNNN dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và đặc trưng sản phẩm;

- 1TVốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để ĐTXD các kết cấu hạ tầng theo yêu cầu của Chính phủ; Vốn do chính quyền xã, thị trấn huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để ĐTXD các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện (các nguồn vốn này phải được quản lý công khai, có kiểm tra, rà soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật);

- 1TVốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc DNNN và vốn đầu tư của dân: Chủ đầu tư phải lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng;

- 1TVốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất nước Việt Nam được quản lý theo hiệp định thoả thuận đã ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước khác hoặc các tổ chức, cơ quan nước ngoài;

- 1TVốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (ODA, JBIC, LOAN,..) cần phải tuân thủ theo các điều ước quốc tế đã ký kết giữa các bên;

- 124TVốn đầu tư trực 1T124Ttiếp 1T124Ttừ nước ngoài theo hình thức vốn hợp 1T124Ttác liên doanh với nước ngoài của các DNNN (trường hợp DNNN được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất, mặt nước, nhà xưởng,

24

thiết bị và các công trình khác thuộc vốn Nhà nước phải được cấp thẩm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả vốn cho Nhà nước theo quy định hiện hành).

1T

Việc quản lý ĐTXDCB có vốn đầu tư từ mọi nguồn vốn đều dựa trên nguyên tắc sau:

• 1TNhà nước thống nhất quản lý ĐTXD đối với tất cả các thành phần kinh tế về mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch phát triển nông thôn, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh xã hội khác của dự án.

• 1TThực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng.

• 1TPhân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, 1T124Tchủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng vật tư, thiết bị, lao động trong quá trình ĐTXD.

Đặc trưng thứ hai của quá trình đầu tư XDCB là đặc trưng về quản lý thực hiện đầu tư XDCB chi phối dự án đầu tư

1T

Khái niệm 1T136T"quản lý ĐTXD"1T136T nói chung là một phương pháp có hiệu quả nhằm thoả mãn các nhu cầu của một chủ ĐTXD, tức là sản phẩm ĐTXD trực tiếp hay gián tiếp sinh lợi, đồng thời chi phí đầu tư là tiết kiệm nhất. Quản lý ĐTXD xử lý mọi giai đoạn (quy hoạch, thiết kế và xây dựng của dự án…) như những nhiệm vụ trong một thể thống nhất - các nhiệm vụ được giao trách nhiệm cho một nhóm quản lý bao gồm chủ đầu tư, nhóm quản lý xây dựng chuyên nghiệp và tổ chức thiết kế. Nhiều khi nhà thầu xây dựng chính và tổ chức tài trợ cũng là thành viên của nhóm quản lý đó.

1T

Sau khi đã tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư sẽ ra quyết định thực hiện đầu tư, đây là giai đoạn rất quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng và giá trị đầu tư công trình cũng như ảnh hưởng rất lớn tới quá trình kinh doanh sau này.

25

Giai đoạn này nói chung bao gồm các công việc:

 1TXin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 1TChuẩn bị mặt bằng xây dựng;

 Chọn thầu tư vấn;

 Thiết kế kỹ thuật;

 Xin giấy phép xây dựng;

 1TLựa chọn nhà thầu xây dựng;

 1TCác hợp đồng kinh tế về tư vấn, mua sắm thiết bị và vật liệu;

 1TThi công công trình.

1T

Có một số kiểu tổ chức và quản lý thực thi các dự án xây dựng, các kiểu tổ chức và quản lý này được mô tả đặc trưng bởi các hợp đồng kinh tế. Các kiểu chính được xem xét trong phần này là kiểu truyền thống, kiểu chìa khoá trao tay, kiểu chủ đầu tư tự làm và kiểu quản lý xây dựng chuyên nghiệp. Thực tế, tại các nước phát triển, người ta thấy rằng mọi kiểu đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trong từng trường hợp cụ thể, người ta có thể áp dụng xen kẽ các kiểu đó với nhau và cũng rất khó xác định một cách chính xác là nên sử dụng một kiểu riêng biệt nào.

* Kiểu truyền thống

1T

Theo thống nhất của các nhà xây dựng thì đây là kiểu mà chủ đầu tư thuê một nhà thiết kế để trước hết chuẩn bị đồ án và các chi tiết kỹ thuật và sau đó thực hiện một phần công việc thanh tra, giám sát hoặc kiểm soát trong quá trình xây dựng. Bản thân công việc được thực hiện bởi một nhà thầu chính duy nhất làm việc theo hợp đồng với chủ đầu tư (trên thực tế, phần lớn các công trình được thực hiện bởi các nhà thầu phụ và nhà thầu chính - mối quan hệ của nhà thầu phụ là mối quan hệ trực tiếp với nhà thầu chính). Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về toàn bộ công trình, kể cả phần do nhà thầu phụ đảm nhiệm.

1T

Các kiểu hợp đồng đặc trưng cho kiểu quản lý truyền thống:

- Hợp đồng theo đơn giá cố định

1T

Trong hình thức hợp đồng này, nhà thầu thoả thuận thực hiện giá cả thực hiện công trình theo một giá cả đã được xác định trước, trong đó bao gồm cả lợi

26

nhuận. Phương pháp này từ lâu đã là phương pháp truyền thống. Thông thường, hầu hết các công trình được ký kết bằng hợp đồng phụ với nhiều chủ thầu chuyên ngành theo giá cố định kết hợp chặt chẽ với các đồ án, chi tiết kỹ thuật cùng các điều khoản, điều kiện từ hợp đồng chung của công trình nhưng khối lượng công trình có thể biến đổi trong một giới hạn cho phép.

- Hợp đồng thoả thuận theo giá thành cộng thêm phần thù lao

1T

Trong loại hợp đồng này, nhà thầu đồng ý thực hiện công trình theo một khoản thù lao cố định đủ để bù đắp cho lợi nhuận và các chi phí liên quan được hoàn trả theo giá hiện thời. Các hình thức chi trả khác có thể là các khoản thù lao cố định chỉ đủ bù đắp cho lợi nhuận và chi phí về hành chính mà thôi, còn các chi phí trực tiếp trong cơ quan và ngoài công trường thì được hoàn trả lại. Các thù lao khuyến khích dựa theo các kết quả về giá thành và tiến độ thời gian. Các hợp đồng theo giá thành cộng với các khoản thù lao tính theo phần trăm nói chung không được ưa chuộng trừ trường hợp đối với công việc làm thêm giờ hoặc các công việc phụ có tính chất không rõ ràng.

1T

Các khoản thù lao thường được xét trên cơ sở về tầm cỡ và mức độ phức tạp của dự án, chúng được xác định ở một thời điểm cụ thể có tuân theo quy định về trượt giá. Việc xác định các khoản thù lao thường đòi hỏi một sự hiểu biết chi tiết và thoả thuận với nhau các phương pháp hạch toán giá thành, về khoản được hoàn trả lại và khoản không được hoàn trả lại.

- Hợp đồng khoán giá thành đảm bảo tối đa

1T

Hình thức hợp đồng này chứa đựng một số đặc trưng của kiểu hợp đồng khoán gọn toàn bộ công trình qua đấu thầu cạnh tranh. Trong hình thức hợp đồng này, nhà thầu với một khoản thù lao cố định, đồng ý hoàn1T1Tthành dự án theo một giá không được vượt mức tối đa đã được thiết lập trước. Các chi phí vượt giá thành sẽ do bên nhà thầu gánh chịu. Các khoản tiết kiệm được khi giá thành cuối cùng thấp hơn giá đảm bảo có thể trả toàn bộ cho bên chủ hay phân chia lại theo thoả thuận trước đó.

27

4T

* Kiểu tự làm 4T(người xây dựng kiêm chủ đầu tư)

1T

Tại các nước phát triển, có rất nhiều đơn vị, tỉnh, thành phố và nhiều cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân đã tự thực hiện bằng lực lượng của mình cả công việc thiết kế và một phần hoặc toàn bộ công việc xây dựng. Có khi các cơ quan này thuê tư vấn từng phần hoặc thuê nhà thầu với riêng từng phần việc cụ thể. Hình thức này thường gọi là phương thức tự làm.

1T

Các loại hợp đồng:

1T

Những nhà xây dựng kiêm chủ đầu tư đã sử dụng rất nhiều dạng hợp đồng như đã thảo luận ở phần trên đối với kiểu truyền thống và xu hướng hiện nay họ càng thiên về phương pháp quản lý xây dựng chuyên nghiệp.

1T

Trên thực tế phương thức người xây dựng kiêm chủ đầu tư có thể so sánh giống như phương thức người xây dựng kiêm thiết kế.

* Kiểu chìa khoá trao tay

1T

Trong phương pháp này, toàn bộ các giai đoạn của dự án (từ nghiên cứu khả thi đến thiết kế xây dựng) đều do cùng một tổ chức đảm nhận.

1T

Trong trường hợp thiết kế kiêm thi công, người chủ trì thi công có chức năng hoạt động như một nhà thầu chính thực hiện kiểm soát tất cả các nhà thầu phụ. Thông thường, cũng có một vài loại hợp đồng thoả thuận giữa người xây dựng kiêm thiết kế và chủ đầu tư. Trong trường hợp thiết kế kiêm quản lý, công việc xây dựng được thực hiện bởi một số nhà thầu độc lập theo cách thức tương tự như phương thức quản lý xây dựng chuyên nghiệp.

1T

Dù theo phương thức hợp đồng nào thì công việc xây dựng đều thực hiện theo một chương trình phân chia giai đoạn để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.

1T

Các loại hợp đồng:

1T

Phương thức chìa khoá trao tay có thể sử dụng bất cứ một dạng hợp đồng nào đã nói ở trên bao gồm kiểu hợp đồng khoán gọn toàn bộ, kiểu giá thành cộng với khoản thù lao cố định, giá thành cộng với khoản thù lao có khuyến khích và hợp đồng theo giá thành đảm bảo lớn nhất. Nói chung, các hợp đồng theo đơn giá

28

không thích hợp với phương thức chìa khoá trao tay. Tuy nhiên, hầu hết các công trình dạng chìa khoá trao tay trong những năm gần đây được thực hiện thông qua một số hợp đồng thoả thuận kiểu giá thành cộng thêm các khoản thù lao.

* Kiểu quản lý xây dựng chuyên nghiệp

1T

Cách quản lý xây dựng chuyên nghiệp đã liên kết ba thành phần chính trong nhóm quản lý gồm có chủ đầu tư, người thiết kế và người quản lý xây dựng. Nó tạo điều kiện cho chủ đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư. Cách quản lý này có thể cạnh tranh với kiểu hợp đồng dạng thoả thuận theo phương pháp truyền thống cũng như tiếp cận với kiểu chìa khoá trao tay về mặt tổng thời gian thiết kế thi công. Phương pháp này thường đề cao một số dạng hợp đồng khoán toàn bộ, riêng rẽ hoặc hợp đồng xây dựng theo đơn giá. Trong một số trường hợp cụ thể nó tỏ ra có ưu thế hơn so với hợp đồng tổng thầu hoặc hợp đồng theo giá thành cộng thêm các khoản thù lao.

1T

Các kiểu hợp đồng:

1T

Các nhà xây dựng nước ngoài xây dựng hợp đồng hướng theo một hợp đồng thoả thuận. Điều khác biệt chính là hình thức hợp đồng theo hình thức giá thành đảm bảo lớn nhất.

1T

Nói chung trong cách quản lý xây dựng chuyên nghiệp, người ta hợp 1T124Tđồng với bên chủ - bên chủ sẽ hoàn trả lại đầy đủ các chi phí trên công 1T124Ttrường và cộng thêm một khoản thù lao cố định đủ để trang trải cho các chi phí ở cơ quan và lợi nhuận. Một hình thức khác được áp dụng nhiều hơn 1T124Ttrong một số trường hợp cụ thể là cung cấp khoản tiền hoàn trả cho các chi 1T124Tphí ở cơ quan, cộng thêm với một khoản thù lao cố định đủ để bù đắp lợi nhuận. Hình thức dàn xếp này cũng có thể bao gồm một giá đảm bảo lớn nhất cho các chi phí ở cơ quan và đôi khi cho cả chi phí trên công trường do người quản lý xây dựng đã phải trả cho lực lượng lao động của mình.

29

1T

Với mỗi một kiểu tổ chức và quản lý thực thi các dự án xây dựng đều có

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)