Quy trình kiểm toán là nội dung các công việc của một cuộc kiểm toán được sắp xếp thứ tự và trình tự tiến hành các bước công việc đó.
Trong những điều kiện khác nhau tuỳ vào quy mô của dự án ĐTXDCB lớn hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản, đơn vị được kiểm toán thường xuyên hay lần đầu, mục đích, nội dung và thời gian của cuộc kiểm toán thì nội dung cụ thể các công việc có thể có những điểm khác nhau. Nhưng thông thường quy trình kiểm toán thường được chia thành 4 bước cơ bản:
-Chuẩn bị kiểm toán;
-Thực hiện kiểm toán;
-Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
-Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, tiết kiệm và thu được bằng chứng sát thực trong một thời gian đã định trước thì cần phải tuân thủ theo đúng quy trình kiểm toán đã xây dựng cho cuộc kiểm toán.
Sự cần thiết phải có quy trình kiểm toán được thể hiện qua mấy lý do sau đây: (1) Tham gia vào cuộc kiểm toán thưòng phải có nhiều KTV, để cho các KTV phối hợp với nhau một cách chặt chẽ và có hiệu quả và cùng theo các mục tiêu, chương trình và phạm vi kiểm toán, thì cần phải có một kế hoạch chiến lược, kế hoạch chi tiết về các công việc đó như thế nào, sự phân công công việc cho từng KTV và trách nhiệm của từmg thành viên trong tổ kiểm toán... để biết được công việc của họ phải làm gì và phối hợp với ai, với bộ phận nào liên quan...
(2) Hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động khác, đều phải tính đến hiệu quả và sẽ bị khống chế bởi thời gian dành cho cuộc kiểm toán. Do vậy, việc xây dựng một quy trình kiểm toán trong đó chỉ rõ các công việc kiểm toán cần
68
thực hiện, thời gian dành cho từng công việc phải hoàn thành ở từng giai đoạn của cuộc kiểm toán cần được xác định trước. Mặt khác, điều đó cũng cần thiết để KTV biết được nội dung, mục đích nhiệm vụ của mình trong một cuộc kiểm toán và thời điểm cần hoàn thành công việc của mình.
(3) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần phải áp dụng các thủ tục khảo sát hoặc thủ tục phân tích (các phương pháp kiểm toán) để thu được các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực. Thông thường mỗi lĩnh vực kiểm toán có những đặc thù riêng (ví dụ như: kiểm toán ĐTXDCB có những đặc điểm khác với kiểm toán NSNN hoặc kiểm toán DNNN...) nên việc xây dựng một quy trình kiểm toán cơ bản áp dụng cho từng lĩnh vực kiểm toán giúp cho các cuộc kiểm toán dựa trên các quy trình chung đó để vận dụng cũng là cần thiết và có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do chung ở trên cho thấy kiểm toán ĐTXDCB có những đặc thù rất riêng và cũng thật cần thiết phải xây dựng cho nó một quy trình kiểm toán riêng để áp dụng cho các cuộc kiểm toán ĐTXDCB cụ thể để phù hợp với đặc điểm, quy mô của nó, giúp cho cuộc kiểm toán tiết kiệm, hiệu quả cao.