Những mặt đã làm được trong lĩnh vực đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 58)

2.1.2.1. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm qua tăng khá

Hàng năm vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 18%, nhờ đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP không ngừng tăng... Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã có tác động thu hút được các nguồn vốn khác. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn hẹp, Chính phủ đã thực thi nhiều cơ chế để tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài, huy động nguồn vốn công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình... góp phần tăng nhanh tổng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

46

2.1.2.2. Cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do các nguồn lực được huy động tốt hơn và tập trung đầu tư vào một số công trình chủ yếu, quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và địa phương, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đầu tư chiều sâu, bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến trong các ngrành công nghiệp, xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Vốn đầu tư đã tập trung cho phát triển nguồn nhân lực: giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các chương trình quốc gia, xóa đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai, bão lụt.

2.1.2.3. Có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm đáng kể sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước đối với hoạt động kỹ thuật và kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường vai trò trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quyết định, tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của công trình đầu tư, đồng thời thực hiện phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và địa phương về thẩm định, quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư.

Trong đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và tạo khung pháp lý cùng các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư mà không trực tiếp quyết định đầu tư. Đồng thời, Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư, giảm bớt sai sót, vi phạm, thất thoát. Trong quản lý đầu tư, đã tăng cường được vai trò của hội đồng nhân dân, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội.

47

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 58)