Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng của các địa phương trên cả nước cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt
545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%.
39
Bảng 2.1. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010
Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với năm 2009 (%) TỔNG SỐ 830,3 100,0 117,1 Khu vực Nhà nước 316,3 38,1 110,0 Khu vực ngoài Nhà nước 299,5 36,1 124,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài 214,5 25,8 118,4
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1336,5 tỷ đồng, bằng 131,2%; Bộ Giao thông vận tải 8168 tỷ đồng, bằng 122,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 569 tỷ đồng, bằng 96,9%; Bộ Công Thương 3602 tỷ đồng, bằng 89%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5080 tỷ đồng, bằng 87,2%; Bộ Y tế 1050 tỷ đồng, bằng 83,6%; Bộ Xây dựng 689,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm 2010.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, bằng 88,4% kế hoạch; Hà Nội 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 99,9%; Đà Nẵng 4,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6%; Ninh Bình 4,6 nghìn tỷ đồng, bằng 283,2%; Hà Tĩnh 3,3 nghìn tỷ đồng, bằng 183,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu 3 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; Nghệ An 2,9 nghìn tỷ đồng, bằng 133,2%; Hải Phòng 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 143,6%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính
40
đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.
Trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm nay, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, bao gồm 6,7 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,1 tỷ USD vốn tăng thêm; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD vốn đăng ký mới và 1 tỷ USD vốn tăng thêm; sản xuất, phân phối điện, khí và nước đạt gần 3 tỷ USD, trong đó 2,9 tỷ USD là vốn đăng ký mới.
Trong năm 2010, cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó Quảng Nam có số vốn đăng ký lớn nhất với 4177,1 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu 2400,6 triệu USD, chiếm 13,9%; Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 12,5%; thành phố Hồ Chí Minh 1895,3 triệu USD, chiếm 11%; Nghệ An 1327,7 triệu USD, chiếm 7,7%.
Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4350,2 triệu USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Lan 2364 triệu USD, chiếm 13,7%; Nhật Bản 2040,1 triệu USD, chiếm 11,8%; Hàn Quốc 2038,8 triệu USD, chiếm 11,8%; Hoa Kỳ 1833,4 triệu USD, chiếm 10,6%; Đài Loan 1180,6 triệu USD, chiếm 6,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 726,3 triệu USD, chiếm 4,2%...
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỷ USD; Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn 902,5 triệu USD.
41
Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12,2 nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Đài Loan là nhà đầu tư lớn nhất với 22,8 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với 22,1 tỷ USD, tiếp theo là Xin-ga-po 21,7 tỷ USD, Nhật Bản 20,8 tỷ USD, Ma-lai-xi-a 18,3 tỷ USD... Cũng tính đến thời điểm trên, đầu tư nước ngoài đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3,5 nghìn dự án còn hiệu lực; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 98,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%.