CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ VÀI NÉT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, KIỂM TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐTXDCB VÀ NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
2.1.3. Một số tồn tại trong đầu tư phát triển
Theo Báo cáo kiểm toán năm 2011 đối với niên độ ngân sách năm 2010 cho thấy trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển có một số tồn tại sau:
2.1.3.1. Trong số quyết toán chi ĐTXD đã bao gồm cả phần vốn không có trong dự toán đầu năm như: Các khoản chi chuyển nguồn của các dự án được phép kéo dài 1.080,8 tỷ đồng; các khoản tạm ứng cho các dự án năm trước đưa vào quyết toán năm nay 4.580 tỷ đồng; các khoản bổ sung dự toán trong năm 1.839 tỷ đồng;
vốn ngoài nước thanh toán vượt kế hoạch 7.258,4 tỷ đồng; vốn ghi kế hoạch cho tập đoàn dầu khí vượt 976 tỷ đồng; bù chênh lệch lãi suất vượt dự toán 1.884 tỷ đồng.
Nếu loại trừ các khoản chi này của NSTW (khối địa phương không loại trừ được do cơ chế hiện nay địa phương không báo cáo), chi đầu tư phát triển đạt 131,9% dự toán, trong đó NSTW chỉ đạt 85,2% (31.155,6 tỷ đồng/36.559 tỷ đồng) dự toán.
2.1.3.2. Về nợ đọng đầu tư xây dựng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Bộ Tài chính không theo dõi đầy đủ số nợ đọng nên không có số liệu tổng hợp. Kết quả kiểm toán cho thấy một số đơn vị chưa bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm nợ đọng khối lượng hoàn thành; nợ đọng trong ĐTXD còn lớn, cá biệt tại một số địa phương có xu hướng gia tăng.
2.1.3.3. Về quyết toán dự án ĐTXD hoàn thành: Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy công tác lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã có chuyển biến hơn so với những năm trước, cụ thể: Tổng số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 là 68.928 dự án; số dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán 44.488 dự án, chiếm 64,54% tổng số dự án hoàn thành trong năm với tổng số vốn đầu tư được quyết toán 110.263,644 tỷ đồng (năm 2009, số dự án được phê duyệt quyết toán là 43.973 dự án, bằng 66,7% tổng số dự án hoàn thành trong năm);
kết quả phê duyệt đã giảm trừ giá trị quyết toán 1.459,7 tỷ đồng, tương đương 1,32%;
số dự án đã hoàn thành báo cáo quyết toán nhưng chưa được phê duyệt 8.670 dự án, chiếm 12,58% tổng số dự án hoàn thành trong năm (năm 2009 là 9.197 dự án, chiếm 13,95%). Tuy nhiên, số dự án đã hoàn thành, chưa nộp báo cáo quyết toán còn lớn
48
(15.770 dự án), chiếm 22,88% tổng số dự án hoàn thành trong năm (năm 2009 là 12.751 dự án, chiếm 19,35%).
2.1.3.4. Về giám sát, đánh giá đầu tư: Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy việc chấp hành chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty năm 2010 đã được cải thiện hơn so với các năm trước (đến 18/4/2011 đã có 112/124 cơ quan gửi báo cáo, đạt 90,3%, trong khi năm 2009 là 54,2%, năm 2007 là 60,3%, năm 2008 là 84,3%) nhưng tỷ lệ dự án đầu tư có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư chỉ đạt 58,8% (năm 2009 là 67,2%, và năm 2008 là 59,9%). Mặc dù chất lượng báo cáo của các chủ đầu tư gửi đến các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, nội dung chưa đầy đủ, thiếu thông tin chi tiết, số liệu báo cáo không đảm bảo tính trung thực… song kết quả tổng hợp số liệu từ các báo cáo cho thấy trong năm 2010 có 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78%
số dự án thực hiện trong kỳ; số dự án phải điều chỉnh chiếm 15,14% (5.239/34.607);
số dự án vi phạm quy định về quản lý đầu tư là 221 dự án, chiếm 0,63% (vi phạm về thủ tục đầu tư 112 dự án, vi phạm về quản lý chất lượng 109 dự án).
2.1.3.5. Về chấp hành trình tự đầu tư
Kết quả kiểm toán năm 2010 cho thấy những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư đã được KTNN phát hiện và kiến nghị từ những năm trước nhưng chậm được khắc phục, như:
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư tại nhiều bộ, ngành, địa phương chất lượng chưa đảm bảo (cá biệt tỉnh Sơn La có 02 dự án bị ảnh hưởng, vướng mắc do quy hoạch làm lãng phí chi phí đã đầu tư gần 16,2 tỷ đồng), không xỏc định rừ nguồn vốn đầu tư, phải thay đổi quy mụ, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và khả năng cân đối vốn; đặc biệt việc phê duyệt quá nhiều dự án làm vượt quá khả năng về nguồn vốn; cá biệt có dự án do khảo sát lập dự án không kỹ, không thực hiện được gây lãng phí chi phí đã đầu tư; phê duyệt dự án đầu tư thiếu đồng bộ, khi dự án hoàn thành chưa được khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả đầu tư.
49
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại hầu hết các dự án chậm;
thực hiện không triệt để dẫn đến đình hoãn, kéo dài thời gian thực hiện dự án.
- Công tác lựa chọn nhà thầu nhìn chung vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế chưa được khắc phục; hình thức chỉ định thầu còn chiếm tỷ lệ cao; đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu không phù hợp với quy định; chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, cá biệt việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực phải thay thế nhà thầu khác làm tăng chi phí đầu tư.
- Một số hợp đồng xây dựng được ký kết nội dung chưa đầy đủ, chặt chẽ, nhất là về chế tài xử lý vi phạm chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng; điều chỉnh giá hợp đồng còn sai sót, chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của hợp đồng và các văn bản hướng dẫn.
- Tình trạng thi công chậm tiến độ xảy ra tại hầu hết các dự án, nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài qua nhiều năm không có biện pháp khắc phục; việc kiểm tra để đẩy nhanh tiến độ thi công chưa được thực hiện thường xuyên; chế tài xử lý, xử phạt trách nhiệm các bên liên quan chưa được thực hiện nghiêm túc.
- Hồ sơ quản lý chất lượng công trình chưa đảm bảo; không phát hiện và xử lý kịp thời việc thi công sai thiết kế; sử dụng vật liệu thi công không đúng chủng loại, quy cách;
nhật ký thi công, giám sát sơ sài, thiếu chi tiết, cá biệt có dự án không có nhật ký của tư vấn giám sát; năng lực của đơn vị tư vấn giám sát chưa đảm bảo.
- Nghiệm thu, quyết toán một số dự án còn sai quy định; nghiệm thu sai khối lượng, đơn giá, định mức; nghiệm thu thanh toán khống; thanh toán vượt giá trị quyết toán được duyệt; thanh toán cho dự án không được bố trí vốn, vượt so với kế hoạch vốn; đặc biệt việc xử lý số dư tạm ứng của các dự án còn chậm, kéo dài qua nhiều năm nhưng vẫn chưa có biện pháp để thanh toán và hoàn ứng kịp thời, nhất là đối với các dự án đã dừng thi công.
- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn chưa đảm bảo quy định về thời gian; hồ sơ quyết toán còn nhiều thiếu sót, nội dung chưa đầy đủ; chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán còn nhiều hạn
50
chế, chưa loại trừ hết sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức; quyết toán sai nguồn (tỉnh Lào Cai 19,4 tỷ đồng).
2.1.3.6. Kết quả kiểm toán các chương trình MTQG năm 2010 cho thấy về cơ bản việc đầu tư đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội, hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện; đã thực hiện xóa xong nhà tạm, nhà dột nát, đảm bảo ổn định dân cư; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nên đã tháo gỡ bớt khó khăn và cải thiện điều kiện sống cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; giải quyết cơ bản nguồn nước hợp vệ sinh cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư của các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân nghèo; tích cực giúp đồng bào nâng cao nhận thức về văn hóa, xã hội, dân số, sức khỏe; ổn định và cải thiện đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết cơ bản việc phá rừng làm nương, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình vẫn còn một số tồn tại, bất cập, làm giảm hiệu quả đầu tư như: (i) Nhiều chương trình, dự án văn bản hướng dẫn còn bất cập, lạc hậu gây khó khăn trong việc áp dụng; một số chương trình sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp còn thiếu chặt chẽ, công tác chỉ đạo, lãnh đạo chưa được quan tâm đúng mức; chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nên nhiều khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ, khắc phục kịp thời; (ii) Việc phân bổ kế hoạch vốn còn chậm; chưa phân bổ hết kinh phí trung ương cấp làm lãng phí vốn đầu tư; phân bổ vốn sai mục tiêu, đối tượng của chương trình; (iii) Một số chương trình chưa hoàn thành các mục tiêu khi kết thúc giai đoạn vào năm 2010.