Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán (Bước 4)

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 113 - 118)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI ĐTXDCB

3.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI ĐTXDCB

3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán (Bước 4)

Thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Quy trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 1223/QĐ-KTNN ngày 06 tháng 7 năm 2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước) – viết tắt là Quy trình 1223.

Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc KTNN trong việc thực hiện Quy trình 1223 được quy định như sau:

- Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình này. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo Tổng KTNN.

- Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các đơn vị có liên quan phối hợp với Vụ Tổng hợp và đơn vị được giao thực hiện kiểm tra kiến nghị kiểm toán trong việc giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN khi được lãnh đạo KTNN giao.

- KTNN chuyên ngành, khu vực và các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm toán có trách nhiệm tổ chức theo dõi, tổng hợp và đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc lĩnh vực được phân công thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN (bao gồm cả kiến nghị qua các năm trước chưa thực hiện). Đồng thời, thông qua việc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì kiểm toán chỉ đạo Trưởng đoàn, Tổ kiểm toán có trách nhiệm đính chính số liệu kiểm toán (nếu có),

101

trả lời các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và đề xuất hướng xử lý…

trình Tổng KTNN phê duyệt.

Quy trình 1223 gồm các bước sau:

3.2.4.1. Chuẩn bị kiểm tra

a) Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thu thập các thông tin liên quan đến các đơn vị được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán trước khi tiến hành lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

b) Lập Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

Các đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra xây dựng Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm và Kế hoạch cuộc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

c) Phê duyệt Kế hoạch kiểm tra

Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền) thông báo Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm cho đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Căn cứ Thông báo kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán của Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền), Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch năm (nếu có); giao trách nhiệm cho các Trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch cuộc kiểm tra; phê duyệt kế hoạch cuộc kiểm tra, và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN toàn bộ nội dung kế hoạch cuộc kiểm tra được phê duyệt.

d) Quyết định kiểm tra

Căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm của Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền) và Kế hoạch cuộc kiểm tra do các Trưởng đoàn kiểm tra lập, Thủ trưởng các đơn vị được Tổng KTNN uỷ quyền ký Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với từng cuộc kiểm tra.

102

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

3.2.4.2. Thực hiện kiểm tra

- Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kiểm tra để xác nhận với đơn vị được kiểm toán tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN, từ đó đưa ra kết luận chính xác, trung thực, khách quan về việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán. Căn cứ Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, Đoàn kiểm tra tiến hành thực hiện kiểm tra.

- Thời hạn một cuộc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo Quyết định kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời gian kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thủ trưởng đơn vị xin gia hạn và chỉ được tiến hành khi có văn bản gia hạn. Mỗi cuộc kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc.

3.2.4.3. Kết thúc kiểm tra

a) Lập Biên bản kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

- Kết thúc tại mỗi đơn vị được kiểm tra, Tổ trưởng kiểm tra lập Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

- Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN phải được lập theo trình tự và mẫu biểu quy định. Nội dung biên bản là xác nhận số liệu và kết quả thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

b) Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

- Căn cứ vào các Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN và các tài liệu có liên quan, Trưởng đoàn kiểm tra lập Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm tra trình Tổng KTNN (qua Vụ Tổng hợp).

- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra phải trình Tổng KTNN Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

103

Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán do Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra ký phát hành theo sự ủy quyền của Tổng KTNN.

Trên đây là nội dung chính của Luận văn thạc sĩ đề tài “Đề xuất Quy trình kiểm toán chi ĐTXDCB trong kiểm toán NSNN”. Ngoài các nội dung trình bày ở trên, tác giả đã thiết kế bốn (04) phụ lục kèm theo nhằm minh họa, bổ trợ và làm rõ

hơn Quy trình đang đề xuất. Các phụ lục kèm theo Luận văn này gồm: Phụ lục I

“Một số sai sót, gian lận thường gặp”, Phụ lục II “Danh mục câu hỏi 01 – Giai đoạn thiết kế công trình xây dựng”, Phụ lục III “Danh mục câu hỏi 02 – Giai đoạn đấu thầu và giao thầu”; Phụ lục IV “Danh mục câu hỏi 03 – Giai đoạn thi công, giám sát thi công và nghiệm thu công trình”.

104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tại Chương 3, Luận vănđã nêu được khái niệm về quy trình kiểm toán và sự cần thiết của nó; đồng thời, đã đưa ra được nguyên tắc và phương pháp xây dựng quy trình kiểm toán. Từ đó, Luận văn đã đề xuất được nội dung “Quy trình kiểm toán chi ĐTXDCB” có tính khoa học, hợp lý và khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Quy trình này gồm 04 bước: Chuẩn bị kiểm toán (Bước 1); Thực hiện kiểm toán (Bước 2); Lập và gửi báo cáo kiểm toán (Bước 3); Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán (Bước 4). Ngoài các nội dung chính tại 04 bước nêu trên, tác giả đã thiết kế bốn (04) phụ lục kèm theo nhằm minh họa, bổ trợ và làm rõ hơn Quy trình đang đề xuất.

105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)