Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại PGD Trần Đăng Ninh - NHTMCP An Bình (Trang 59)

- NHNN không nên khống chế lãi suất trần huy động mà để lãi suất tự cung – cầu tín dụng thị trường xác định, NHNN chỉ cần khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 15% và hệ số an toàn vốn tối thiểu.

- NHNN nên có sự thay đổi về quy định trần lãi suất huy động sang quy định trần lãi suất cho vay thì sẽ hiệu quả hơn vì sẽ tránh được lãi suất cho vay quá cao, làm giảm áp lực lạm phát; nếu các NHTM vi phạm về quy định lãi suất trần cho vay thì dễ bị phát hiện hơn do người vay sẽ tố cáo khi lợi ích của họ bị xâm hại.

- Tiếp tục chỉ đạo lãi suất theo nguyên tắc thị trường: để công cụ lãi suất phát huy vai trò tác dụng của mình trong cơ chế thị trường thì NHNN cần tiếp tục xử lý theo hướng sau: Chỉ đạo lãi suất theo nguyên tắc thị trường và mối quan hệ cung cầu về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ lãi suất sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay bình quân cao hơn lãi suất huy động bình quân, khoản chênh lệch đó là lãi gộp của Ngân hàng để Ngân hàng bù đắp chi phí thuế, dự trữ bắt buộc đề phòng rủi ro và có lãi suất. Mức lãi suất ở nước ta cao hơn mức lãi suất bình quân trên thế giới, điều này là cần thiết và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, Ngân hàng cần có bện pháp hạ thấp dần mức lãi suất trong nền kinh tế để hoà nhập với mặt bằng lãi suất trên thế giới vì trong tương lai tiến tới tự do hoá lãi suất, lợi nhuận sẽ giảm dần theo quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần. Mức lãi suất rất cao có thể làm cho các doanh nghiệp chịu thua lỗ dẫn đến vỡ nợ, phá sản, đặt Ngân hàng trước tình thế không thu được nợ. Trong khi mức lãi suất thấp dễ dẫn đến chi phí thấp, tạo sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước đối với nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Cùng với Chính phủ, NHNN cần sớm áp dụng công cụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ thay vì tập trung sử dụng các công cụ mang tính quản lý hành

chính (công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc), đây là những nhân tố phải được duy trì tương đối ổn định vì nó ảnh hưởng trực tiếp và gây biến động rất lớn đến hoạt động của NHTM cũng như nền kinh tế, khi Nhà nước điều chỉnh lãi suất lập tức các NHTM gặp rủi ro có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc không thu hồi được vốn.

- NHNN cần cập nhật, chỉnh sửa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng theo tinh thần của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các Luật có liên quan. NHNN nên thành lập phòng chuyên nghiên cứu, quản lý thheo dõi sự phát triển sản phẩm tiền gửi, sản phẩm dịch vụ của hệ thống các tổ chức tín dụng tại Vụ chức năng để vừa đáp ứng cho việc ra chính sách quản lý, vừa ngăn ngừa các rủi ro từ sản phẩm huy động vốn.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Từ trước đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu, xác minh số dư có tính chất chọn mẫu, về công tác huy động vốn còn ít nên việc phát hiện những rủi ro trong nghiệp vụ này chưa nhiều. Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức tín dụng vi phạm công tác huy động vốn như phạt tiền ở mức cao, hạn chế một số nghiệp vụ, tạm ngưng việc phát triển chi nhánh, phòng giao dịch…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại PGD Trần Đăng Ninh - NHTMCP An Bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w