•Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế:
Đây là đối tượng mà các NHTM huy động được lượng vốn khá nhiều. Các đơn vị này có nhu cầu thanh toán thường xuyên liên tục. Với tư cách là trung gian thanh toán, các NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các chủ thể kinh tế, nhận tiền gửi và tổ chức thanh toán theo yêu cầu của họ.Do có sự đan xen giữa các khỏan phải thu và các khoản phải trả nên trên tài khoản thanh toán này luôn tồn tại số dư nhất định. Và nó trở thành nguồn vốn huy động có chi phí thấp, giúp ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
•Vốn huy động từ dân cư
Mỗi cá nhân, mỗi gia đình luôn có nhu cầu về tiền trong tương lai để đáp ứng các nhu cầu có thể dự tính được hay không dự tính được.Theo xu hướng phát triển xã hội thì nhu cầu này ngày càng một tăng.Nắm bắt được nhu cầu đó các NHTM đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để huy động vốn một cách tối đa lượng tiền nhàn rỗi sử dụng tiết kiệm cho tương lai
•Vốn huy động từ NHTW và các TCTD khác:
Đây là hình thức huy động chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhưng nó lại rất quan trọng đối với các NHTM
+Các NHTM thường vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng dưới các hình thức:
- Vay dự trữ bắt buộc tại NHTW
- Vay bằng cách thấu chi tài khoản thanh toán
+Vay NHTW dưới các hình thức:
- Cho vay tái chiết khấu các GTCG mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa tới thời gian đáo hạn như: thương phiếu, trái phiếu kho bạc….
- Cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.