Phân loại theo phương thức huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại PGD Trần Đăng Ninh - NHTMCP An Bình (Trang 25)

a. Huy động tiền gửi

Để tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền gửi có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đó đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau:

 Tiền gửi không kỳ hạn:

Đây là tiền gửi với thời gian không xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào. Là tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng chủ yếu để hưởng những tiện ích mà ngân hàng cung cấp ch chứ không phải nhằm mục đích hưởng lời. Ngân hàng thường chỉ trả lãi suất rất thấp hay không trả lãi suất cho số dư tài khoản tiền gửi này, vì vậy chi phí huy động rất thấp. Để thu hút nguồn vốn này ngân hàng không ngừng cải tiến, đổi mới các hình thức dịch vụ phục vụ cho hoạt động này.

Trong tiền gửi không kỳ hạn chia làm 2 loại: - Tiền gửi thanh toán:

Đây là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ giữ hộ và thanh toán hộ. Do khách hàng gửi vào đây nhằm mục đích thanh toán là chính chứ không phải với mục đích hưởng lãi nên họ có thể rút ra để chi trả, thanh toán bất cứ lúc nào mà ngân hàng không được phép từ chối vì thế tính ổn định của nó là thấp nhất.

Do tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, nếu thu hút được số lượng khách hàng lớn, đảm bảo luôn có một số dư ổn định, ngân hàng có thể dễ dàng đa dạng hoá nghiệp vụ của mình. Song sử dụng nguồn tiền này ngân hàng phải luôn thận trọng nếu không

rủi ro chi trả xảy ra có thể làm giảm uy tín của ngân hàng hoặc phải tốn nhiều chi phí để đi vay, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Đồng thời nó luôn phải chịu dự trữ bắt buộc, điều này tạo nên một chi phí thực cao hơn danh nghĩa.

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý:

Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an toàn tài sản, khi cần khách hàng có thể rút để chi tiêu. Hình thức gửi tiền này không được ngân hàng cho phép phát hành séc.

 Tiền gửi có kỳ hạn:

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi.

Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là: - Tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi thanh toán.

Về cơ bản, các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát hành séc. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao.

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn tại vào khoản kinh doanh. Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

 Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm do dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn và sinh lãi. Đây là công cụ huy động vốn lưu truyền từ lâu. Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tiền gửi của các ngân hàng. Người gửi tiền nhằm mục đích thu lời, vì vậy lãi suất là yếu tố ch rất được người gửi tiền quan tâm. Lãi suất huy động tỷ lệ với thời gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền

với thời gian dài hơn.

Ngân hàng thường phân chia loại tiền này thành:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Chủ tài khoản có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không phải báo trước, số dư tài khoản này thường không lớn. Ưu điểm hơn tài khoản tiền gửi giao dịch là số dư này ít biến động hơn nhưng ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Nguyên tắc của loại tiền này là một khi khách hàng đã gửi tiền vào họ sẽ không rút tiền ra (cả gốc và lãi) trừ khi đã hết hạn gửi tiền. Tuy nhiên, do yếu tố cạnh tranh thu hút tiền gửi, một số ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn, đồng thời để hạn chế việc khách m hàng rút tiền trước hạn, ngân hàng thực hiện việc khấu trừ một phần lãi mà khách hàng được hưởng (có thể ngân hàng không chấp nhận trả lãi cho một số tháng nào đó hoặc có thể khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho khoảng thời gian gửi tiền). Đây là loại hình tiết kiệm mà ngân hàng cần tận dụng để tạo các nguồn có tính ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn.

Để huy động nguồn này ngân hàng cần phải chú ý các yếu tố thuộc về khách hàng: nhu cầu tiết kiệm, thu nhập và xu hướng tiết kiệm, các đặc tính về dân số, xã hội, tình hình kinh tế.

b. Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho mục đích nào đó. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hàng bao gồm: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Theo chuẩn mực kế toán số 16, các dnh nghiệp trong đó có NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành GTCG ngang giá, phát hành GTCG chiết khấu và phát hành GTCG phụ trội. Về trả lãi phát hành GTCG thường áp dụng 3 hình thức trả lãi là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ.

Trong hình thức huy động vốn này, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Như vậy, khi thực hin huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất và thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu,

chứng chỉ tiền gửi.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại PGD Trần Đăng Ninh - NHTMCP An Bình (Trang 25)