Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Theo điều tra khảo sát thực tế tại một số tổ chức công thì mức độ bình đẳng giới trong tuyển mộ tương đối cao. Tỉ lệ số vị trí tuyển dụng có phân biệt giới tính chỉ chiếm xấp xỉ 10,3% trên tổng số phiếu được hỏi nhân viên trong 4 tổ chức công được khảo sát. Phần lớn các vị trí công việc không yêu cầu phân biệt về giới tính, chỉ một số rất ít các vị trí việc làm trong tổ chức công tuyển mộ có phân biệt giới tính như với vị trí của công nhân kĩ thuật hay nhân viên lái xe cho cơ quan thì chỉ tuyển nam hay nhân viên văn thư thì tuyển nữ hoặc một số vị trí khác như quản lý, lãnh đạo cấp cao ở một số tổ chức công có ưu tiên nam giới. Tùy theo đặc thù công việc của từng vị trí ở mỗi cơ quan khác nhau mà tỉ lệ nam nữ ở tổ chức đó cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: Ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì tỉ lệ nữ đông hơn do có nhiều y tá, hay công ty truyền tải điện I, thì tỉ lệ nam lại nhiều hơn do đặc điểm ngành điện cần nhiều về kĩ thuật thì nam là phù hợp hơn.
Đơn vị: %
Bảng 2-10 : Tỉ lệ % theo giới tính của nhân viên ở các tổ chức công được khảo sát.
Trong phương pháp tuyển mộ có sự khác nhau giữa các phương pháp. Phương pháp tuyển mộ thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong tổ chức chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa nam và nữ; Phương pháp tuyển mộ bằng thông báo nội bộ và quảng cáo thu hút được nhiều nữ hơn nam. Trong khi đó ở phương pháp tuyển mộ do sự chỉ đạo của cấp trên thì ngược lại, số nam được bổ nhiệm luôn cao hơn.
Các tiêu thức Thông báo
nội bộ giới thiệuSự Quảng cáo Cấp trên chỉ đạo Giới tính
Nam 33.3 47.0 37.5 64.7
Nữ 66.7 53.0 62.5 35.3
Bảng 2-11: Tỉ lệ giới tính theo các phương pháp tuyển mộ.
Chỉ tiêu Nam Nữ Tổng
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 40,4 59,6 100
Công ty Truyền tải Điện I 63,3 36,7 100
Phòng Nội vụ huyện Nga Sơn 46,5 53,5 100
Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam 23,5 76,5 100
Có thể thấy được rằng thực tế hiện nay mặc dù tỉ lệ nữ tham gia làm lãnh đạo trong các tổ chức công mặc dù đã tăng lên nhưng số lượng vẫn còn rất ít, giới nam luôn được coi trọng hơn trong vị trí công việc lãnh đạo cấp cao.
Phần lớn các vị trí công việc trong khu vực công đều không phân biệt giới tính giúp xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi công việc.