Chi phí trung bình cho mỗi ứng viên theo nguồn và các phương

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp tuyển dụng trong các tổ chức công (Trang 40)

tuyển mộ

Có sự khác biệt khá rõ ràng về chi phí tính theo mỗi ứng viên nếu xét theo nguồn và phương pháp tuyển mộ. Đối với nguồn bên trong tổ chức, việc đăng thông tin tuyển dụng trên bảng thông báo nội bộ hầu như không tốn chi phí mà lại tuyển mộ được những ứng viên đã qua thời gian thử thách ở tổ chức nên cần được khuyến khích sử dụng.

Đối với lực lượng lao động bên ngoài xã hội, việc đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng tỏ ra tốn chi phí hơn so với tuyển mộ từ nguồn bên trong. Chẳng hạn, một đợt tuyển dụng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cần đăng thông báo trên báo Lao động trong ít nhất 3 số liên tiếp, mỗi thông báo như thế mất một khoản chi phí là 150 000 đồng. Như thế, mỗi đợt tuyển dụng cần tối thiểu 450 000 đồng, chưa kể đến việc đăng thông tin tuyển dụng trên các tạp chí y học. Chi phí tổng cộng cho việc này là khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/ 1 đợt tuyển mộ.

Về phương pháp quảng cáo trên internet mà các tổ chức công hiện sử dụng, đăng thông tin tuyển nhân viên trên trang web của tổ chức thì không tốn chi phí, nhưng lại không đạt hiệu quả thu hút các ứng viên cao như là quảng cáo trên trang thông tin điện tử của toàn ngành. Lấy ví dụ trong Công ty Truyền tải Điện I. Website của công ty này thì khá ít người biết nhưng số lượng người quan tâm đến

các vấn đề của ngành điện cũng như bị hấp dẫn bởi những ưu đãi của ngành này không phải là ít. Do đó, đăng thông tin tuyển mộ trên trang web của ngành điện sẽ thu hút được lượng lớn người lao động hơn mà chi phí cũng không quá đắt, khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu đồng.

Như đã đề cập ở trên, thực tế cho thấy ở tất cả các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước đều sử dụng phương pháp tuyển mộ các ứng viên từ nguồn bên ngoài thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại tổ chức như là một kênh thông tin không tốn chi phí mà lại đem lại hiệu quả cao.

Nhìn chung, theo các chuyên viên phụ trách vấn đề nhân lực, chi phí đầu tư cho hoạt động tuyển mộ tại các tổ chức công thường không được chú trọng đầu tư như tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nguyên nhân trước hết là bởi các tổ chức công không có nguồn ngân sách cho tuyển dụng dồi dào hoặc sự tự chủ về ngân sách khá hạn chế nên khó lòng đăng thông báo tuyển dụng trên ti vi, báo, đài, website việc làm trực tuyến như các doanh nghiệp (việc này thường tiêu tốn một số tiền lớn hơn các phương pháp quảng cáo trên báo in khoảng trên dưới 3 lần). Bên cạnh đó, với lợi thế là cơ quan nhà nước, bản thân tổ chức công đã có sức hấp dẫn đối với người lao động nên họ không cần đầu tư nhiều tiền bạc vào tuyển mộ mà vẫn đạt được mục đích. Ngoài ra, nếu như các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu bỏ ra một khoản chi phí lớn cho tuyển mộ thì họ có thể tuyển được những ứng viên chất lượng hơn, góp phần đem lại hiệu quả hoạt động, lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai thì các tổ chức công không bị áp lực phải tuyển mộ được những người giỏi nhất, họ chỉ cần tuyển dụng được những người có đủ những tiêu chuẩn đề ra đã được xem như đạt được mục đích của tuyển mộ. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là từ trước đến nay, phần lớn các tổ chức công không có những chiến dịch tuyển mộ rầm rộ, tốn kém, thu hút được sự chú ý của công chúng nên cũng ít tổ chức dám thay đổi lề thói đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp tuyển dụng trong các tổ chức công (Trang 40)