Phân loại

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Phân loại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các NHTM hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khác nhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Dựa vào nhiều tiêu thức mà NHTM phân chia thành các khoản cho vay.

Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có cho vay ngắn han, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.

Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm). Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.

Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Cho vay trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.

Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm. Cho vay dài hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5 năm).

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng.

Cho vay sản xuất, lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất

hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.

Cho vay tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: gồm cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: gồm hai loại

Món vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay : Hình thức đảm bảo là cầp cố hoặc thế chấp. Các món vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng sẽ an toàn hơn cho ngân hàng, song gặp khó khăn trong việc định giá, bảo quản, làm cho thời gian phân tích tín dụng kéo dài.

Món vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc bán tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, nếu người vay không trả được nợ thì phần lớn tài sản đảm bảo này cũng giảm giá hoặc khó bán. Do vậy ngân hàng cũng khó có thể thu hồi đủ gốc và lãi.

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: gồm ba loại sau đây

Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay : Thông thường là những món vay nhỏ, ngân hàng cho vay đối với khách hàng có quan hệ lâu dài và khách hàng có uy tín cao.

Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba : Đây là sự bảo lãnh của bên thứ ba đối với khoản vay. Bên thứ ba cam kết sẽ trả thay cho khách hàng nếu người vay không trả được nợ cho ngân hàng.

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ: Một số khoản vay riêng biệt Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay.

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: có cho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định.

Cho vay vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Cho vay vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Căn cứ vào hình thức cho vay: gồm có cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

Cho vay trực tiếp: Đây là hình thức cho vay phổ biến nhất của ngân hàng. Ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng và thu nợ cũng từ khách hàng vay. Khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản vay của mình.

Cho vay gián tiếp: Hình thức cho vay này không phổ biến như cho vay trực tiếp, tuy nhiên trong một số trương hợp ngân hàng vẫn cho vay gián tiếp bởi khi đó sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và người vay. Một số nhóm, hội, tổ chức thành lập theo mục đích riêng nhưng đều dựa trên việc bảo vệ quyền lợi chung của các thành viên. Ngân hàng cho các thành viên trong nhóm hội vay thông qua các tổ chức trung gian này. Tổ chức trung gian có thể đứng ra bảo lãnh, thu nợ, phát tiền vay… cho các thành viên. Đối với các thành viên không có hay không đủ tài sản thế chấp thì việc cho vay này rất có lợi cho họ.

Căn cứ vào phương thức cho vay: Đây là cách phân chia thông dụng nhất mà các NHTM hay sử dụng. Với cách phân chia này, ngân hàng dễ dàng kiểm soát món vay và có biện pháp xử lí kịp thời. Bao gồm

Cho vay thấu chi : Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn

mức thấu chi. Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả :

Số lãi phải trả = thời gian thấu chi * Lãi suất thấu chi * số tiền thấu chi Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có tài sản đảm bảo. Hình thức này chỉ áp dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

Cho vay trực tiếp từng lần : Hình thức này tương đối phổ biến trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cho vay đối với một số khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên hoặc không đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Những khách hàng này chỉ sử dụng vốn của ngân hàng trong một số giai đoạn nhất định của nhu cầu kinh doanh. Nghiệp vụ cho vay từng lần đơn giản, dễ kiểm soát từng món vay riêng lẻ. Số tiền cho vay thường dựa trên tài sản đảm bảo.

Cho vay theo hạn mức : Là hình thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng số dư tối đa tại thời điẻm tính. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng mà ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng hợp lý. Trong kỳ kế hoạch khách hàng có thể vay trả nhiều lần nhưng dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên khách hàng phải đảm bảo dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức. Hình thức cho vay này phù hợp với khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Cho vay luân chuyển : Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Để đề phòng sụ thiếu vốn khi mua hàng, từ đầu kì ngân hàng và khách hàng đã có sự thoả thuận về phưong thức vay, hạn mức tín dụng, nguồn cung

cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Ngân hàng và khách hàng đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Người cho vay cam kết khoản vay được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với doanh nghiệp thương nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay theo dự án đầu tư : khách hàng có nhu cầu vay thêm vốn phục vụ dự án đầu tư và ngân hàng xét thấy dự án khả thi, hiệu quả cao sẽ đưa ra quyết định cho vay.

Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn chủ sở hữu đầu tư vào dự án - vốn khác (nếu có)

Cho vay trả góp: Ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận. Cho vay trả góp thường áp dụng đối với khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng có thể thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà người mua đã trả góp. Các cửa hàng này trở thành đại lí thu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Khách hàng thường dùng tài sản mua trả góp làm vật đảm bảo và việc thu hồi nợ của ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của khách hàng. Vì vậy rủi ro trong cho vay trả góp lớn. Do đó lãi suất cho vay trả góp thường cao hơn các hình thức cho vay khác.

Cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Ngân hàng cho khách hàng vay trong phạm vi số dư nhất định và chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Khách hàng được cấp thẻ tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền tại ATM hay điểm ứng tiền mặt của ngân hàng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay vốn trong một hạn mức tín dụng nhất định đã thoả thuận từ trước. Khách hàng có thể không sử dụng đến hạn mức này nếu không có nhu cầu. Trường hợp này chỉ áp dụng đối với một số tình huống khách hàng không dự đoán được chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian nào đó.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w