5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp về giảm chi phí đầu vào
- Đẩy mạnh việc huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng cơ bản yêu cầu vốn của nền kinh tế, tận dụng thế mạnh về uy tín và tiềm năng về thị trường để mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa.Về lâu dài, để có thể mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng cần từng bước tạo lập một nguồn vốn trung và dài hạn thực sự vững chắc để bù đắp chi phí đầu vào. Ngân hàng nên tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn trung và dài hạn theo các hướng sau:
* Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trên một năm
Về cơ bản, thu nhập và tích luỹ của người dân hiện đang có xu hướng tăng lên. Ngân hàng nên điều chỉnh hoạt động huy động vốn, nhằm thu hút được một bộ phận tiền gửi dài hạn bằng cách luôn đảm bảo thực hiện một chính sách lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức, kì hạn tiền gửi, cần phải nâng cao tinh thần, tác phong phục vụ, đào tạo cán bộ công nhân viên trong giao tiếp.
Cải thiện một bước đáng kể chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ giảm bớt thủ tục giấy tờ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo niềm tin, thông qua khách hàng cũ mở rộng marketing tới khách
hàng mới.
* Định mức lãi suất tiền gửi trung, dài hạn hợp lý để kích thích khách hàng yên tâm gửi tiền
Ngoài rủi ro lớn nhất mà khách hàng lo sợ là ngân hàng phá sản thì họ còn lo một điều nữa là tiền gửi của họ với mức lãi suất không bù đắp được sự mất giá của khoản tiền gửi, nhất là khi gửi dài hạn. Vì vậy, lãi suất huy động phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát và phải lớn hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Như vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền dài hạn cần tạo một khoảng cách rõ rệt giữa lãi suất huy động dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên đề nghị này không có nghĩa là phải tăng lãi suất huy động trung, dài hạn vì như vậy sẽ dẫn đến phải tăng lãi suất cho vay trung, dài hạn, điều mà các nhà sản xuất không thể chấp nhận. Hơn nữa, nếu lãi suất tiền gửi cao thì thì họ sẽ không đầu tư trực tiếp vào các phương án kinh doanh mà gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Điều này càng nguy hiểm vì ngân hàng sẽ ứ đọng vốn, không giải quyết được đầu ra. Vì vậy, cần có sự cân đối giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn và trung, dài hạn để tạo một khoảng cách cần thiết giữa hai mức lãi suất này.
BIDV Sơn La nên có chiến lược huy động vốn trung, dài hạn.
Để tăng nhanh doanh số huy động trung, dài hạn BIDV Sơn La cần có chiến lược và đa dạng hoá các loại hình huy động trung, dài hạn với mức lãi suất phù hợp.
Tăng cường công tác Marketing trong huy động vốn nhằm nâng cao tỉ lệ vốn trung dài hạn thông qua các hoạt động tiếp cận tiếp thị tập trung vào khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế, có chính sách khách hàng đối với các khách hàng gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ví dụ: các khách hàng gửi kỳ hạn trên 12 tháng với số dư trên 500 triệu đồng được phân thành nhóm khách hàng quan trọng và được hưởng các chính sách khách hàng như ưu đãi về lãi suất, thăm hỏi, tặng quà vào các ngay quan trọng, lễ tết...
4.2.2.Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Hiện tại, NHNN đã ban hành Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493 và Quyết định 18.
Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 hầu như vẫn giữ như các quy định trước đây. Tuy nhiên, với các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) đã được Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều đối tượng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, còn quyết định 493 trước đây không quy định cụ thể cách tính này.
Các mức dự phòng cụ thể được trích cho các nhóm nợ từ 1 đến 5 vẫn giữ nguyên so với quy định tại Quyết định 493 là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Mức dự phòng chung vẫn giữ nguyên là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, do vậy khoản trích dự phòng rủi do hàng năm cao cũng góp phần làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận kỳ báo cáo của ngân hàng.
- Để han chế nợ quá hạn, nợ xấu cần làm tốt công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng thường xuyên hơn để từ đó đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời, giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay khi đã thẩm định kỹ lưỡng tính khả thi của dự án và hiệu quả của khoản vay.
- Tập chung tăng trưởng tín dụng đối với các dự án tốt, tính khả thi cao, ưu tiên các ngành then chốt được khuyến khích phát triển theo chỉ đạo của chính phủ.
Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện tại của các dự án chịu tác động bởi các yếu tố khách quan của nền kinh tế, tự nhiên, dẫn tới gặp khó khăn tạm thời về khả năng trả nợ cho chi nhánh thì:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ trên cơ sở phù hợp với với chu kỳ sản xuất kinh doanh thực tế, thời hạn thu hồi vốn của dự án.
- Cơ cấu tài chính: cho các dự án mất cân đối vốn tạm thời thông qua việc duy trì và hỗ trợ tín dụng nếu dự án có khả năng phục hồi.
Các dự án có nhu cầu tài chính hợp lý để cải thiện năng lực tài chính để phục hồi sản xuất kinh doanh đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho chi nhánh.
- Miễn giảm lãi đối với các dự án có tổ thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính nhưng vẫn có thiện chí trả nợ cho chi nhánh. theo đó chi nhánh nên xem xét miễn giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi quá hạn( không tính lãi phạt) theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, hoặc xem xét miễn giảm lãi đối với các khoản vay có lãi quá hạn với tỷ lệ miễn giảm hợp lý.
- Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ ngoại bảng.