5. Kết cấu của luận văn
3.3.3.3 Nguyên nhân từ nền kinh tế
Về khả năng nguồn vốn, Về vốn đầu tư toàn xã hội: Năm 2012, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện của Việt Nam ước tính là 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực FDI đạt 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 1,4%.
Về khả năng hấp thụ vốn: Mặc dù các NHTM rất nỗ lực cung ứng vốn ra thị trường, tuy nhiên năng lực hấp thụ vốn thực của rất nhiều DN sản xuất vẫn rất kém, vốn cũ chưa trả hết, vốn mới không đủ điều kiện tiếp cận, nhiều DN không có thị trường đầu ra, tồn kho lớn, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS. Trong gần 500 DN niêm yết trên các sàn chứng khoán, có 13% DN lỗ, 54% giảm lợi nhuận so cùng kỳ, hơn nữa có rất nhiều DN đã giảm năng lực hấp thụ vốn. Điều này cho thấy, thị trường hàng hóa, dịch vụ cung đang lớn hơn cầu. Đối với thị trường vốn cũng có tình trạng ứ đọng, không tìm được nhiều khách hàng đủ điều kiện hấp thụ vốn mới hiệu quả và an toàn để cho vay vốn,
mặc dù cả ngành ngân hàng hiện đang tích cực tìm khách hàng và hạ lãi suất để bơm vốn, cứu doanh nghiệp tức là tự cứu mình. Lãi suất các khoản vay mới, kể cả các khoản vay cũ đang giảm xuống một cách khách quan theo đà giảm lạm phát và theo sức ép bởi sự trì trệ của nền kinh tế.
Về thông tin khách hàng: Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiếu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng, do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP