Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chi phí đầu vào lớn nguyên nhân:

- Phải huy động vốn dưới mức giá “mua vốn” của HSC, BIDV Sơn La đã mất nhiều nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, khả năng tổ chức, hoạt động của Chi nhánh còn phụ thuộc vào các

yếu tố như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng… Tuy nhiên, chi nhánh không thể linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC.Như vậy, việc huy động vốn để bù đắp chi phí mua vốn trung dài hạn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí đầu vào cho các khoản vay trung dài hạn lớn.

- Trong công các huy động vốn Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa thực sự được chú ý. Mạng lưới hoạt động kinh doanh của BIDV Sơn La còn ít, công việc Marketing này mới chỉ đơn thuần được thực hiện dưới dạng những hoạt động bề nổi như tuyên truyền quảng cáo chứ chưa xuất phát từ thực tiễn của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn nhằm thoả mãn nhu cầu ấy. Lâu nay, hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của nhân viên giao dịch trong khi đây lại là nhiệm vụ của tất cả nhân viên ngân hàng. Điểm yếu này cần phải được khắc phục nhanh chóng nếu như muốn phát triển, tìm kiếm những nguồn vốn mới với những tiềm năng mới.

Nợ quá hạn, nợ xấu còn nhiều nguyên nhân do:

- Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng còn chưa được thường xuyên và quan tâm đúng mức để từ đó đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời, do ngân hàng thường quan niệm rằng, những doanh nghiệp quen thuộc, nên không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, thay cho những số liệu đáng tin cậy. Tính khả thi của dự án và hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu tôn chỉ trong hoạt động tín dụng.

- Chất lượng cán bộ còn nhiều bất cập, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, nhất là kiến

thức về phân tích ngành, thị trường, thẩm định DAĐT trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng của BIDV Sơn La còn thiếu kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên chưa thật sự chúý tới khâu kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng tại đơn vị. BIDV Sơn La còn thiếu cán bộ được đào tạo chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án.

- Hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng giữa NHNN với BIDV Sơn La chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự hợp tác, trao đổi thông tin trong việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay của khách hàng vay BIDV Sơn La với các ngân hàng khác chưa tốt, thiếu các thông tin cần thiết, trung thực về tình trạng dư nợ, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh được rủi ro. Mặc dù BIDV Sơn La đã có phòng chuyên trách thông tin phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự là công cụ tốt để ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong hoạt động ngân hàng

- Hệ thống kiểm soát chưa hiệu quả: Hệ thống kiểm soát chưa phát huy được tác dụng của nó. Sau khi cho vay, BIDV Sơn La không kiểm tra sát khách hàng để biết khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích, có hiệu quả hay không. Ngân hàng yên tâm với các tài sản bảo đảm cho khoản vay, trong khi các tài sản này có thể còn bị đánh giá sai lệch về mặt giá trị.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w