5. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Quy mô cho vay dự án trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La
3.2.1 Quy mô cho vay dự án trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn LaĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La
3.2.1.1 Khách hàng vay
Từ việc chủ yếu là cho vay phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản, Chi nhánh đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chuyển dịch cơ cấu khách hàng và đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La các nhiệm kỳ: Đầu tư phát triển vào các cây con chủ lực của tỉnh (chè, cà phê, dâu tằm, ngô, bò sữa, bò thịt và chăn nuôi gia súc, gia cầm) đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch… đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng nhà máy xi măng Sơn La của Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn, xi măng Chiềng Sinh, nhà máy gạch tuynen, xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La… và đặc biệt là cho vay đầu tư công trình thủy điện Sơn La cảu tập đoàn điện lực Việt Nam, các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tại địa bàn như: Dự án thủy điện Nậm Chiến của Công ty CP thủy điện Nậm Chiến, Nậm Chiến 2, Nậm Công, Nậm Sọi của Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện Tây Bắc Nậm Hồng, Nậm Hoá, Pá Chiến, dự án bê tông đầm lăn của Công ty cổ phần Sông Đà 5, dự án sản xuất cát nhân tạo phục vụ Bê tông đầm lăn của Công ty cổ phần Sông Đà 7, đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng.
Hiện nay cơ cấu khách hàng vay của BIDV Sơn La như sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu khách hàng theo dư nợ
Đơn vị tính: %. Thành phần KT 2010 % tăng, giảm (+,-) so với 2009 2011 % tăng, giảm(+,-) so với 2010 2012 %tăng, giảm (+,-) so với 2011 DNNN 20,9 -24,4% 22,7 8,6% 23,2 +2,2% DNNQD 68,32 +56,6% 62,56 -8,5% 62,02 + 0,9% KINH TẾ CÁ THỂ 10,78 +5,6% 14,74 +36,7% 14,78 +0,3%
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh 2010, 2011, 2012)
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu khách hàng theo dư nợ
Nền khách hàng của BIDV Sơn La hiện nay có thể nói là không thực sự đa dạng, chủ yếu tập trung vào các Công ty thủy điện, xi măng. Trong tổng dư nợ, toàn bộ khu vực thủy điện, xi măng, xây lắp chiếm hơn 60% dư nợ cho vay, trong khi đó DNNN chiếm 20,9 %tổng dư nợ và tăng nhẹ trong năm 2011 và 2012 chủ yếu là cho vay hai dự án thủy điện lớn của quốc gia đó là Thủy điện Sơn La và Huội Quảng. Cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 68,32% năm 2010, năm 2011 và định hướng tron giai đoạn tới của BIDV Sơn La là mở rộng cho vay bán lẻ hướng tới khách hàng cá nhân nhằm đa rạng hóa nền khách hàng. Khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của BIDV Sơn La chủ yếu thuộc những ngành điện, xây lắp, xi măng... Những khách hàng này thường sử dụng những dịch vụ khép kín cho ngân hàng và thời gian vay vốn của họ thường đa dạng bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiện nay cơ cấu tiền vay tại BIDV Sơn La như sau: 24,6% dư nợ vay ngắn hạn,72,3% dư nợ trung dài hạn phục vụ đầu tư.
Nguyên nhân sự vượt trội của các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể nêu ở một vài điểm sau:
Thứ nhất, các Tập đoàn và Tổng công ty lớn là những ngành kinh tế trọng điểm, khả năng sinh lời cao, dự án hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang là thị trường tài chính đầy tiềm năng. Quy mô của các doanh nghiệp thuộc loại này đã được mở rộng. Rất nhiều các công ty tư nhân hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con với những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt. Trong mấy năm gần đây, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực sự là khu vực kinh tế năng động và hiệu quả
Thứ ba, trong những năm tới, khu vực kinh tế này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cả về lĩnh vực hoạt động và quy mô. Như vậy, cũng trong tình hình chung của các Ngân hàng Thương mại, cơ cấu cho vay trung và dài hạn của hệ thống BIDV Sơn La có xu hướng lệch hẳn về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã phát huy lợi thế của mình, có chính sách khách hàng phù hợp nên đã tăng cường được mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế khác. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các thành phần kinh tế khác vẫn tăng tiếp tục tăng trong những năm qua.
3.2.1.2 Cơ cấu cho vay dự án trung dài hạn
Giai đoạn 2010-2012 đã đánh dấu những bước chuyển biến lớn trong chiến lược của BIDV Sơn La đối với nhóm khách hàng này. Ngân hàng đã có những kế hoạch rõ ràng nhằm:
- Tăng trưởng doanh thu từ nhóm khách hàng này.
- Phát triển thương hiệu và sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. - Đa dạng hóa và mở rộng đầu tư.
Bảng 3.3: Tình hình dư nợ cho vay dự án trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Thay đổi 2011/2010 2012 Thay đổi 2012/2011
Dư nợ cho vay DA TDH 828 1.208 45,9 1.663 37,6 Dư nợ cho vay toàn CN 1.667 2.130 27,7 2.747 28,96 Tỷ lệ dư nợ cho vay DA
TDH/Tổng dư nợ cho vay toàn CN 49,67 56,71 60,53
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh năm 2010, 2011, 2012 của BIDV Sơn La)
Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của BIDV Sơn La 2010-2012
Cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng cao qua các năm, dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các DAĐT thủy điện. Việc doanh số cho vay và dư nợ tín dụng năm sau luôn cao hơn năm trước đã chứng tỏ các giải pháp của chính phủ trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đất nước đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến hoạt động của các ngân hàng cũng từng bước đi tới ổn định và phát triển.
Trong cho vay trung và dài hạn BIDV Sơn La đã chú trọng đầu tư vào các ngành các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, các sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao. Do đó các dự án dầu tư đều phát huy hiệu quả, khách hàng đã mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ mới, có uy tín trong cạnh tranh. Dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn tập trung chủ yếu vào một số ngành kinh tế lớn như: xi măng, thủy điện,. Riêng ngành điện, BIDV Sơn La đã có văn bản cam kết từ năm 2008- 2015 sẽ dành 2.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án sản xuất điện do Tổng công ty điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, mà trọng điểm là các dự án Sơn La, , Huội Quảng, Nậm chiến... Tổng số vốn BIDV Sơn La đã tham gia đầu tư cho ngành điện đến 31/9/2013 là 1.900 tỷ đồng.
3.2.2 Nguồn vốn BIDV Sơn La huy động để cho vay dài hạn.
Về nguồn vốn hiện nay BIDV thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại HSC. Các Chi nhánh (CN) trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.
Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT bao gồm những nội dung sau: - Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/bán” vốn. Công tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “vay/gửi” sang cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng với sự chuyển đổi này thì toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về HSC. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do HSC xác định và thông báo tới các CN.
- QLVTT và thống nhất tại HSC. Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập - chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
- Giá chuyển vốn. Đây là công cụ quan trọng trong công tác điều hành vốn tại HSC và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi CN. Hiệu quả hoạt động của CN sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn nội bộ.
- Chuyển rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về HSC. Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng GĐ bằng các văn bản cụ thể. CN thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Sơ đồ 3.2: HSC thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế “mua/bán” vốn.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Cơ chế quản lý vốn tập trung)
Việc chuyển đổi sẽ cho phép BIDV chuyển dần từ một hệ thống mang tính phân tán sang mô hình theo hướng tập trung hóa, nghĩa là cũng cố, thành lập một HSC vững mạnh, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lược: kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên thị trường vốn, tín dụng, tài trợ thương mại,
Thông qua mô hình quản lý vốn tập trung ta thấy nếu chi phí đầu vào (Chi phí mua vốn) lớn sẽ làm giảm hiệu quả cho vay cũng như lợi nhuận của chi nhánh, để bù đắp chi phí đầu vào buộc chi nhánh phải huy động vốn để tăng nguồn thu . xuất phát từ điều đó BIDV Sơn La luôn xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. để thực hiện điều đó chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, phong phú về thể loại đa dạng về hình thức. bên cạnh đó chi nhánh còn áp dụng chính sách khách hàng đối với mỗi loại khách hàng, nhằm duy trì nền vốn hiện có, đẩy mạnh huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong các đối tượng tại địa bàn. Phát triển có chọn lọc khách hàng mới nhằm tối thiểu hóa chi phí vốn đầu vào, từng bước chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng vững chắc, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn.
Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn năm 2010, 2011, 2012 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 So sánh % tăng so với 2009 % tăng so với 2010 % tăng so với 2011 2 3 4 5 6=3/2 7=4/3 8=5/4 I- Nguồn vốn huy động(tỷ đồng) 650 733 1.004 1.169 112,76 136,97 116,43 1-Phân theo loại tiền
-VND(tỷ đồng) 612,8 691,3 939,5 1.108,5 112,81 135,9 117,99 - USD(triệu USD) 2 2,2 3,1 2,9 110 141 93,5
2- Phân theo kỳ hạn
-Ngắn hạn 475 528 729 861 111,16 138,7 118,1 - Trung dài hạn 175 205 275 308 117,14 134,14 112
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh năm 2009,2010, 2011,2012 của BIDV Sơn La)