Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng thương mại. Thông tin được nói ở đây không chỉ là những thông tin về doanh nghiệp mà còn là những thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của các NHTM. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm

thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Nó bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các NHTM, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Thứ hai, cùng với thông tin về các doanh nghiệp, NHNN còn phải nắm vững để cung cấp cho các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ; tư vấn cho các ngân hàng thương mại về những lĩnh vực, những nhóm ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.

Thứ ba, NHNN thực hiện rà soát sửa đổi lại các văn bản hướng dẫn, quy định; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, cơ chế huy động vốn, đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trong dân cư nói riêng. Cơ chế chính sách mới ban hành cần tiến sát với các chuẩn mực và thông lệ Quốc tế tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của các TCTD trong tiến trình hội nhập.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại. Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các NHTM không giống nhau nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát của NHNN đối với BIDV Việt Nam do: Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác

thanh tra cần được tăng cường và cải tiến cả về nội dung và hình thức. Từ đó, NHNN có thể phát hiện kịp thời chính xác những nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Đào tạo đội ngũ thanh tra viên có trình độ cao, xây dựng cơ cấu tổ chức có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn la (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w