Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 77)

4. Cấu trúc của khóa luận

3.4.3.Các giải pháp khác

3.4.3.1. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Tuyên Quang có thể tiến hành với nhiều hình thức như :

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: tạp chí, báo đài…Thiết kế và phát hành tờ rơi, thường xuyên gửi bài viết, quay phim tư liệuđể giới thiệu về cảnh quan và một số sản phẩm du lịch đặc trưng.

Tổ chức các tour du lịch khảo sát, mời đại diện của các công ty lữ hành, khách sạn lớn có uy tín, các cơ quan báo đài có thể cung cấp thông tin thông qua bài viết, hình ảnh, những mẩu tin ng n gọn giới thiệu du lịch Tuyên Quang.

71

Tham gia các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để có điều kiện tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc s c của Tuyên Quang. Lập website về du lịch để đưa lên mạng internet, thường xuyên cung cấp bài, ảnh và số liệu về du lịch.

Mở các văn ph ng đại diện du lịch tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các vùng khác, hoặc ở nước ngoài để tiếp thi du lịch.

3.4.3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn lao động phục vụ trong hoạt động du lịch đóng vai tr then chốt trong sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch. Người làm trong lĩnh vực du lịch đ i h i phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, thân thiện, nhiệt huyết với nghề.

Công tác tuyển dụng, điều tra đánh giá chất lượng nguồn lao động cần chặt chẽ để tuyển dụng được người có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ưu tiên lao động là người địa phương.

Đánh giá đúng trình độ chuyên môn của người lao động để phân công, bố trí, s p xếp công việc hợp lý, nâng cao hiệu quả lao động.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Có những chính sách đãi ngộ, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo điều kiện để họ có thể lao động hết mình với công việc, giúp cho hiệu quả công việc tốt hơn.

72

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau :

Tuyên Quang có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, với vị trí là vùng trung tâm của hai tiểu vùng Đông B c và Tây B c, có thể liên kết với các tỉnh lân cận để hình thành các tuyến du lịch, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế. Có tài nguyên thiên nhiên độc đáo, tài nguyên nhân văn lâu đời đa dạng và phong phú. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang được đầu tư, đây là cơ hội cho Tuyên Quang phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn của tỉnh.

Tổ chức lãnh thổ Tuyên Quang đã và đang hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Mặc dù có những điểm đang hoạt động có doanh thu, có điểm hoạt động chưa có doanh thu, có điểm vẫn còn ở dạng tiềm năng nhưng hiện nay Tuyên Quang đã có 3 cụm du lịch đang được khai thác trong đó có TP. Tuyên Quang và cụm du lịch Na Hang là hoạt động có hiệu quả nhất. Ngoài ra còn một số tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, đang hoạt động nhưng khai thác chưa được hiệu quả.

Đề tài đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch ở Tuyên Quang theo 3 hướng chính: hướng Đông – Nam, hướng B c và hướng Tây với những định hướng đó, khóa luận đã đề xuất được các sản phẩm du lịch chính, mang đặc trưng của từng vùng đó là: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch vui chơi, giải trí, du lịch cộng đồng Homestay, du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử.

Để phát triển du lịch theo hướng đề xuất, xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng và tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lí, khóa luận xây dựng được các nhóm giải pháp là: Các giải pháp về quy hoạch du lịch, các giải pháp về vốn đầu tư, các giải pháp về nguồn nhân lực, các giải pháp về tổ chức quản lí du lịch, các giải pháp tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái du

73

lịch, các giải pháp về quảng bá hình ảnh. Các giải pháp được nghiên cứu trên cơ sở những chiến lược phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh, đồng thời phù hợp với thực tiễn ở từng cụm, điểm, tuyến du lịch. Đối với Tuyên Quang là một tỉnh có nền kinh tế c n khó khăn, du lịch mới b t đầu phát triển thì việc triển khai tổ chức lãnh thổ và thực hiện đồng thời các giải pháp đó sẽ giúp cho du lịch Tuyên Quang phát triển mạnh hơn.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục tống kê Tuyên Quang (2013), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012.

2. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 07/NQ-CP về việc điều chỉnh địa

giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang.

3. Chung Lệ Dung (2010), “Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang trong xu thế hội nhập”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

4. Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 5. TS. Dương Văn Sáu (2013) chuyên đề “Phát triển du lịch bền vững

trong bối cảnh khủng hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế ở Châu Âu hiện nay”.

6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2013), Báo cáo tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú năm 2012.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2012), Thống kê các lễ hội tại địa phương.

8. Nhữ Thị Tuyết Thanh (2009), Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên phục vụ sử dụng và bảo vệ đất Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

9. Nhữ Thị Tuyết Thanh (2009), Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên phục vụ sử dụng và bảo vệ đất Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

10. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

11. Lê Thông (chủ biên) (2005), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - Các tỉnh Đông Bắc (Tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế,

75

13. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006), Báo cáo tóm t t quy hoạch “

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”, Hà Nội.

14. Tổng cục thống kê Việt Nam (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012.

15. UBND tỉnh Tuyên Quang (2012), Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về

việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng 2030.

16. UBND tỉnh Tuyên Quang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

17. http://sovhttdltuyenquang.vn

18. http://www.tuyenquang.gov.vn

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 77)