4. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Số lượng khách du lịch
Trong những năm gần đây, công tác quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang đã có bước tiến mới, đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, Tuyên Quang không còn xa xôi hẻo lánh như trước đây nữa.
2.2.1.1. Về tổng lượng khách
Thời điểm năm 2005 là thời điểm đỉnh cao nhất của du lịch Tuyên Quang là khi tổng lượng khách lên tới 300 nghìn lượt khách/năm, trước đó con số này chỉ xấp xỉ 100 nghìn lượt. Năm 2004 mới chỉ có 82.720 lượt, và chỉ sau 1 năm số lượng đã tăng gấp 3,6 lần và giữ mức ổn định trên, liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 lượng khách là 480 nghìn lượt, số lượng khách
40
tăng mạnh là do có bản “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng 2020” đã được xây dựng và đưa vào thực
thi. Nhờ đó cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch được cải thiện phần nào. Năm 2010 lượng khách tới Tuyên Quang là 500 nghìn lượt, năm 2011 là 600, năm 2012 tăng lên 700 nghìn lượt, mức tăng được duy trì ổn định. [1]
Những số liệu trên cho thấy sự nỗ lực của ngành du lịch trong những năm qua, tuy nhiên vẫn chưa xứng với những tiềm năng sẵn có của Tuyên Quang. Vẫn có thể thu hút nhiều khách nước ngoài hơn nữa nếu như du lịch Tuyên Quang phát triển đáp ứng được nhu cầu của mọi du khách.
2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn khách
Khách du lịch tới Tuyên Quang chủ yếu là khách nội địa, chiếm tới 97-98% tổng lượng khách. Tuy nhiên cần chú trọng tới việc cung cấp các dịch vụ quan tâm tới khách quốc tế, vì đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của tỉnh và còn có thể tăng được nhiều hơn nữa.
Hình 2.2:Sự phân chia nguồn khách du lịch đến Tuyên Quang giai đoạn 2005-2012 [1] 0 100 200 300 400 500 600 700 2005 2008 2009 2010 2011 2012 296.9 458.2 481.8 491.0 589.0 688.0 3.1 6.8 8.2 9 11.0 12.0
Khách nội địa Khách quốc tế Nghìn lƣợt
41
2.2.1.3. Khách nội địa
Về lượng khách: Chiếm đại đa số trong tổng số khách, năm 2009 đạt
481.800 lượt, chiếm 98,4% tổng khách, năm 2012 lượng khách tăng lên tới 688.000 lượt, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 63,8%/năm. Từ 2005 đến nay, khách nội địa tới Tuyên Quang luôn chiếm khoảng 10-15% tổng khách thuộc tiểu vùng Đông B c. [1]
Về cơ cấu thị trường: Khách tới Tuyên Quang chủ yếu từ các tỉnh miền
B c và các tỉnh lân cận vì mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hóa-lễ hội. Đặc biệt khách chủ yếu tới vào các dịp lễ hội. Tuy khách nội địa chiếm đa số nhưng chi tiêu bình quân cũng rất ít, có tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Lý do là vì các dịch vụ vui chơi giải trí, mua s m…không đa dạng, thiếu những mặt hàng độc đáo, mang ý nghĩ vùng, miền.
2.2.1.4. Khách quốc tế
Về lượng khách: Trước năm 2002 lượng khách quốc tế rất ít, chỉ trên dưới 300 lượt/năm, về các giai đoạn sau mới tiếp tục tăng, tới năm 2009, lượng khách quốc tế tăng gấp 8,6 lần đạt 8200 lượt khách, đến năm 2012 tăng lên 12000 lượt. Tuy nhiên so với các tỉnh khác trong tiểu vùng Đông B c thì lượng khách quốc tế đến Tuyên Quang vẫn khá là thấp.
Về cơ cấu thị trường: Khách quốc tế chủ yếu là từ các nước lân cận
như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…c n khách từ Phương Tây rất hạn chế. Thời gian lưu trú tại Tuyên Quang rất ít do họ chủ yếu đi qua cửa khẩu và hướng về các tỉnh vùng đồng bằng nhiều hơn. Tuy nhiên nhờ có lợi thế về tự nhiên bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nên chỉ tiêu này vẫn cao hơn các tỉnh trong tiểu vùng. Do đó tỉnh cần phát huy thế mạnh, hoàn thiện, bổ sung các dịch vụ bổ trợ để kéo dài thời gian lưu trú và thu hút khách nhiều hơn.