Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 63)

4. Cấu trúc của khóa luận

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

3.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực

Những năm vừa qua, nền kinh tế trong nước và thế giới phải đối mặt với những khó khăn không nh đến từ những sự bất ổn khí hậu, suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn... Trong đó, sự suy thoái kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng trên diện rộng đối với hầu hết các quốc gia và có tác động đến mọi mặt của cuộc sống con người. Và du lịch cũng không thể tránh kh i những ảnh hưởng đó.

Kinh tế thế giới những năm vừa qua có những khủng hoảng trên toàn cầu ở tất cả các khu vực, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính công châu Âu đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia:

- Châu Âu nợ công đang là một vấn đề nhức nhối dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến các nước thuộc EU và đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ bị loại b kh i danh sách các đồng tiền được giao dịch trên thế giới.

- Thời tiết khí hậu châu Âu và thế giới biến đổi kh c nghiệt, giá lạnh kéo dài tác động đến kinh tế - xã hội ở các quốc gia châu Âu. Những vấn đề về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dân nhập cư… tác động mạnh đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

- Ở châu Á, Nhật Bản năm 2011 là một năm gặp rất nhiều khó khănvới động đất và sóng thần tác động mạnh đến kinh tế - xã hội nên họ th t chặt chi tiêu để dành tiền cho việc xây dựng lại đất nước. Hơn nữa, các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thế mạnh của Nhật cũng bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế thế giới.

57

- Trung Đông và thế giới Ả Rập rơi vào khủng hoảng chính trị dẫn đến kinh tế khủng hoảng theo, những biến động ảnh hưởngmạnh đến đời sống chính trị - quân sự toàn thế giới.

- Ở Trung Quốc lĩnh vực bất động sản bị đóng băng do khủng hoảng tài chính. Những tranh chấp ở Biển Đông với những hành vi chanh chấp chủ quyền của Trung Quốc cũng gây bất ổn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho lượng khách châu Âu đến Việt Nam giảm đáng kể. Thất nghiệp gia tăng. Du lịch bị đình đốn, nhiều hãng du lịch quốc tế bị phá sản (trường hợp Công ty Lanta Tour (Nga) phá sản đầu năm 2012 ở Bình Thuận). Khách quốc tế đến Việt Nam giảm trầm trọng do th t chặt chi tiêu. Khách quốc tế đổ vào Việt Nam nhiều nhất là: Âu, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, Trung Đông… thì các nước này đang vật lộn với những khó khăn mà quốc gia của họ đang phải đương đầu. Không những du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng mà cả du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo (MICE) cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Khi kinh tế suy thoái đương nhiên du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi người dân sẽ có tâm lý th t lưng buộc bụng, c t giảm chi tiêu nhất là với những hoạt động giải trí. Theo kết quả thăm d công bố hồi giữa năm của cơ quan Europe Assistance về ý định đi du lịch hè 2013 của du khách châu Âu, chỉ có 54% số người dân châu Âu giữ được thói quen đi du lịch, còn lại 46% số người được h i trả lời sẽ không đi du lịch do những khó khăn về tài chính. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2000 – thời điểm mà có tới 6/10 người được h i đều trả lời sẽ đi nghỉ vào dịp hè. Điều đó cho thấy du lịch chịu tác động nặng nề như thế nào khi kinh tế đi xuống. [5]

3.1.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước

Trong tình hình suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính châu Âu và thế giới làm suy giảm lượng khách quốc tế thì năm 2012 là năm của du lịch

58

nội địa vì Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng du lịch nội địa cũng đứng trước nhiều khó khăn.

Năm 2013 ngành du lịch Việt Nam lại có sự khởi đầu vô cùng ảm đạm. Sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng, ngành du lịch liên tiếp bị sụt giảm mạnh về lượng khách quốc tế trong 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5). Tính cả 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 2,9 triệu lượt khách, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Đặc thù của khách đoàn nội địa Việt Nam chủ yếu là do chế độ của người lao động được hưởng hàng năm trong quá trình làm việc. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn họ sẽ th t chặt chi tiêu thì một số dịch vụ không cần thiết như tổ chức du lịch cho công nhân viên sẽ bị c t giảm đầu tiên.Đối tượng khách lẻ Việt Nam bình thường có thu nhập thấp lại chịu lạm phát tăng cao nêncần phải th t chặt chi tiêu hơn do đó sẽ giảm đi du lịch.

Kinh tế đình đốn, các tập đoàn, Tổng công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản hay phải tái cấu trúc… Khách Việt Nam được đánh giá là nguồn khách có chi trả cao trước đây chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực, ngân hàng, tài chính, bất động sản, xây dựng, xăng dầu, dịch vụ viễn thông (do thu nhập của họ cao nhất trong các ngành ở Việt Nam) thì hiện nay họ cũng gặp khá nhiều khó khăn so với các đối tượng khác về nhiều vấn đề như:

- Giá xăng dầu, nguyên liệu tăng cao.

- Nguy cơ chi trả nhiều loại phí trong giao thông vận tải.

- Dịch bệnh phát triển nhiều trong nước: tay chân miệng, sốt dịch... - Thực phẩm kém an toàn lan tràn khó kiểm soát

- Giá tour nội địa cao hơn tour nước ngoài dẫn đến bất cập trong phát triển kinh tế du lịch đồng bộ.

- Ngành du lịch Việt Nam không có bất cứ một chương trình kích cầu nào ngoài những động thái tuyên truyền.

59

Giá tất cả các dịch vụ đều tăng đột biến, không có lộ trình thích hợp: vé tham quan các di sản, giá các dịch vụ đều tăng theo. Tình trạng phổ biến ở Việt Nam là sự kiện hấp dẫn du lịch thì ít nhưng việc tăng giá trong du lịch được coi là sự kiện thì lại rất nhiều.Đó là tình trạng thiếu tính liên kết, phá vỡ tính hệ thống, không tạo ra sự đồng bộ; thể hiện tính trục lợi dẫn tới nguy cơ lợi ích nhóm bao trùm nên lợi ích ngành, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)