Mục tiêu

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 70)

4. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Mục tiêu

- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế-vã hội, đưa du lịch thành ngành quan trọng của tỉnh.

- Tổ chức không gian du lịch đảm bảo sự hài hòa giữa con người, văn hóa với thiên nhiên; tôn trọng giá trị văn hóa bản địa và giá trị tự nhiên để tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trưng cho đểm đến; khai thác được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để làm tăng giá trị cho điểm đến.

- Tổ chức lãnh thổ du lịch phải tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư địa phương được tham gia vào hoạt động đón tiếp và phục vụ khách du lịch; tạo cơ hội kinh doanh cho dân cư địa phương.

- Đầu tư nâng cấp các điểm du lịch trên toàn tỉnh thành một hệ thống óc tổ chức, liên quan chặt với chiến lược của của nước và của tỉnh.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế.

- Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư, xóa đói giảm nghèo.

- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, g n du lịch với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3. Định hƣớng tổ chức lãnh thổ du lịch

3.3.1. Định hướng tổ chức điểm du lịch

- Điểm du lịch trung tâm thành phố:Phát triển hình thức du lịch lịch

sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật (đền, chùa…), di tích thành cổ Tuyên Quang ;du lịch tham quan Bảo tàng tổng hợp tỉnh, th ng cảnh núi Dùm, du thuyền sông Lô; hội thảo, hội nghị, mua s m; du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ Lâm.

- Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Chiêm Hóa: Phát triển tiếp

64

chiến; chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, lễ hội Lồng Tồng; du lịch các làng văn hóa dân tộc Tày, thôn Tân Thịnh, xã Tân An; danh th ng thác Bản Ba, xã Trung Hà…

- Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào:Tiếp tục khai

thác, phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng - Thủ đô kháng chiến.

- Điểm du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái Lâm Bình: Phát triển du lịch

tham quan th ng cảnh Thượng Lâm với hệ thống núi đá, hang động - công viên địa chất Việt Nam; khám phá các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông; và các di chỉ khảo cổ…

- Điểm du lịch sinh thái Nà Hang: Phát triển du lịch tham quan Hồ

thủy điện Tuyên Quang; hệ thống núi đá, KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung; hang động; khám phá làng văn hóa các dân tộc Tày, Dao, Mông…

- Điểm du lịch lịch sử văn hóa - nghỉ dưỡng Yên Sơn: Du lịch tham

quan các di tích lịch sử cách mạng Lào - Làng Ng i, Đá Bàn; chùa Phật Lâm; nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, các làng văn hóa dân tộc Cao Lan, Dao Quần Tr ng ; nghiên cứu đầu tư loại hình du lịch giải trí thể thao như golf, săn b n có kiểm soát của đơn vị tổ chức…

- Điểm du lịch sinh thái Hàm Yên:Tham quan động Tiên, Khu bảo tồn

Chạm Chu, Đền Thác Cái, hồ Khởn…

3.3.2. Định hướng tổ chức tuyến du lịch

Tuyên Quang cần phát triển các tuyến điểm, du lịch tiềm năng và đưa vào khai thác một cách hiệu quả.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh

+ Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang.

+ Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - B c Kạn - Thái Nguyên. + Tuyên Quang - Yên Bái - Lào Cai.

+ Tuyên Quang - Thái Nguyên - B c Kạn - Cao Bằng.

65

- Các tuyến du lịch quốc tế

+ Tuyên Quang – Hà Giang - Trung Quốc: Đi dọc quốc lộ 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy rồi tới Côn Minh

+ Tuyên Quang – Lào Cai – Trung Quốc: Đi dọc quốc lộ 37, 37B tới Côn Minh, tham quan các địa điểm dọc hành trình.

+ Tuyên Quang – Lạng Sơn – Nam Ninh (Trung Quốc): Đi theo quốc lộ 2, 37 tới Nam Ninh.

+ Tuyên Quang - Quảng Ninh - Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc). + Tuyên Quang - Hà Nội - Các nước (Hàn Quốc, Pháp, Thái Lan...)

3.3.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch

- Không gian du lịch Trung tâm thành phố:

Thành phố Tuyên Quang với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Định hướng phát triển các hình thức du lịch chính: Du lịch văn hóa di tích lịch sử;du lịch tín ngưỡng, tâm linh. Du lịch sinh thái; Du lịch sông nước; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Du lịch vui chơi giải trí : du thuyền sông Lô, mua s m, triển lãm nghệ thuật...

- Không gian du lịch phía Nam:

Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sơn Dương và phía Đông Nam của huyện Chiêm Hóa, điển hình là khai thác du lịch tại KDL quốc gia Tân Trào với các hình thức du lịch chính: Du lịch về nguồn; Du lịch văn hóa - di tích lịch sử; Du lịch g n với văn hóa dân tộc thiểu số; Du lịch sinh thái; Du lịch sông nước, các lễ hội.

- Không gian du lịch phía Bắc:

Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và phía B c huyện Chiêm Hóa, với tiềm năng du lịch sinh thái hồ thủy điện Tuyên Quang. Phát triển các hình thức du lịch chính: Du lịch lòng hồ thủy điện; Du lịch sinh thái với hệ thống cảnh quan, hang động, khu bảo tồn…; Du lịch khám phá văn hóa dân tộc thiểu số.

66

- Không gian du lịch phía Tây:

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái khu vực huyện Hàm Yên và phía Tây của huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Tiếp tục phát triển các hình thức du lịch: Du lịch sinh thái KBTTN Chạm Chu; Du lịch sinh thái sông nước; Du lịch văn hóa - di tích lịch sử, cách mạng.

Việc tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch g n với từng vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tiềm năng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch riêng cho từng vùng.

3.3.4. Định hướng tổ chức các hình thức du lịch

Ngoài các hình thức du lịch mang tính đặc thù của Tuyên Quang, cần phát triển thêm các loại hình du lịch sau để có thể hấp dẫn nhiều du khách:

- Du lịch thể thao: Du lịch sân golf; du lịch du thuyền trên sông, hồ, câu cá ; du lịch mạo hiểm – leo núi, nhảy dù, vượt đèo…

- Du lịch vui chơi giải trí : Các sản phẩm như khu cộng đồng văn hóa dân tộc; các khu vui chơi giải trí; đặc biệt cần đầu tư cho việc xây dựng khu sinh thái và tín ngưỡng Núi Dùm…

- Du lịch cộng đồng – Homestay : Lựa chọn một số bản làng của các dân tộc: Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu... để phát triển thành các điểm du lịch cộng đồng.

-Các loại hình khác như: Bao gồm du lịch săn b n có kiểm soát, du lịch thể thao: đua ngựa, đua xe địa hình, các môn thể thao dân gian dân tộc như: b n n , đẩy gậy....

67

3.4. Các giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Tuyên Quang

3.4.1. Giải pháp về tổ chức quản lí

3.4.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh về du lịch

Để hoạt động du lịch phát triển, Tuyên Quang cần quan tâm đến việc củng cố, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh để phát triển sao cho đúng hướng và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước trên cơ sở tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

Giao cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý có sự giám sát của cộng đồng địa phương về việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch và các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch.

Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp luật về quy chế quản lý, xây dựng các khu du lịch, công trình du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, đề nghị Chính phủ miễn visa du lịch cho một số khách thuộc một số các quốc gia là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3.4.1.2. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Để tăng mức độ hấp dẫn của điểm đến Tuyên Quang và nâng cao tính cạnh tranh du lịch Tuyên Quang với các tỉnh lân cận, rất cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đã được đề xuất trong định hướng. Đây được xem là giải pháp quan trọng góp phần tạo sự bứt phá của du lịch Tuyên Quang trong giai đoạn phát triển đến năm 2020.

Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch, những tiềm năng tạo ra sản phẩm c n chưa được khai thác để từ đó có kế hoạch

68

xây dựng những sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Phát huy thế mạnh của các sản phẩm truyền thống của các loại hình du lịch như : du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Ngoài sản phẩm du lịch đặc thù, Tuyên Quang cần tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm đặc thù, thu hút thêm các thị trường khách mới, đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định. Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình và cơ sở vui chơi giải trí tại các KDL trọng điểm của tỉnh như trung tâm thương mại, giải trí, công viên…

Đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù với từng địa phương, doanh nghiệp nhằm tạo ra những nét phong cách độc đáo, ấn tượng với du khách.

Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năng động tìm t i và phát huy các món ăn truyền thống, đặc sản của địa phương.

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng các dân tộc thiểu số, loại hình homestay với các làng văn hóa điển hình như : Giếng Tanh, Nà Tông, Khau Tràng…

Ưu tiên phát triển loại hình Outbound (người Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi tham quan các nước khác) với các nước trong khu vực Đông Nam Á và từng bước mở rộng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, B c Mỹ…

3.4.2. Giải pháp về đầu tư

Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, trước m t ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt là phát triển giao thông)tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

69

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, bảo vệ, tôn tạo di tích, th ng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

Tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.

Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

+ Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài...

+ Vốn ngân sách của trung ương và cả địa phương ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các KDL trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch…

Đầu tư khai thác các thế mạnh sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, các di tích văn hóa- lịch sử. Kiểm tra, xây dựng lại những cơ sở hạ tầng tối thiểu ở các KDL, điểm du lịch, không gây khó khăn cho du khách.

Kết nối, đầu tư xây dựng mở rộng và khai thác tốt các tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy chính tới các KDL của Tuyên Quang, vừa giúp cho giao thông thuận lợi, vừa tạo động lực cho các nhà đầu tư.

Huy động nguồn vốn của các tổ chức cá nhân, ưu tiên thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở những điểm du lịch đang có ưu thế thu hút khách du lịch như : Suối khoáng Mỹ Lâm, KDL Tân Trào, KBTTN Chạm Chu…

70

Xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, nơi bán hàng lưu niệm, xây dựng những khách sạn quy mô, đạt tiêu chuẩn để thu hút khách đến lưu trú, tham quan, nghỉ ngơi. Thường xuyên có sự bổ sung, trang bị các thiết bị phục vụ khách, đảm bảo tiêu chuẩn loại hạng đã được công nhận.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các điểm dừng chân của khách du lịch cần tổ chức liên hoàn các công trình gần nhau để thuận tiện cho khách như :

+ Bãi đỗ xe + Trạm xăng

+ Trạm sửa chữa ô tô

+Công trình phục vụ ăn uống, giải khát + Cửa hàng bán đồ lưu niệm

+ Công trình nghỉ ngơi thư giãn tại chỗ…

Khuyến khích người dân địa phương xây dựng, cải tạo nhà cửa, có ph ng cho khách thuê đảm bảo ăn nghỉ, sinh hoạt cho du khách tại các điểm du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của khách.

Xây dựng và phát triển các Chương trình du lịch giá rẻ để thu hút khách, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các làng bản du lịch văn hóa để khai thác có hiệu quả loại hình homestay.

3.4.3. Các giải pháp khác

3.4.3.1. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Tuyên Quang có thể tiến hành với nhiều hình thức như :

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: tạp chí, báo đài…Thiết kế và phát hành tờ rơi, thường xuyên gửi bài viết, quay phim tư liệuđể giới thiệu về cảnh quan và một số sản phẩm du lịch đặc trưng.

Tổ chức các tour du lịch khảo sát, mời đại diện của các công ty lữ hành, khách sạn lớn có uy tín, các cơ quan báo đài có thể cung cấp thông tin thông qua bài viết, hình ảnh, những mẩu tin ng n gọn giới thiệu du lịch Tuyên Quang.

71

Tham gia các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để có điều kiện tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc s c của Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)