4. Cấu trúc của khóa luận
3.3.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch
- Không gian du lịch Trung tâm thành phố:
Thành phố Tuyên Quang với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Định hướng phát triển các hình thức du lịch chính: Du lịch văn hóa di tích lịch sử;du lịch tín ngưỡng, tâm linh. Du lịch sinh thái; Du lịch sông nước; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Du lịch vui chơi giải trí : du thuyền sông Lô, mua s m, triển lãm nghệ thuật...
- Không gian du lịch phía Nam:
Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sơn Dương và phía Đông Nam của huyện Chiêm Hóa, điển hình là khai thác du lịch tại KDL quốc gia Tân Trào với các hình thức du lịch chính: Du lịch về nguồn; Du lịch văn hóa - di tích lịch sử; Du lịch g n với văn hóa dân tộc thiểu số; Du lịch sinh thái; Du lịch sông nước, các lễ hội.
- Không gian du lịch phía Bắc:
Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và phía B c huyện Chiêm Hóa, với tiềm năng du lịch sinh thái hồ thủy điện Tuyên Quang. Phát triển các hình thức du lịch chính: Du lịch lòng hồ thủy điện; Du lịch sinh thái với hệ thống cảnh quan, hang động, khu bảo tồn…; Du lịch khám phá văn hóa dân tộc thiểu số.
66
- Không gian du lịch phía Tây:
Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái khu vực huyện Hàm Yên và phía Tây của huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Tiếp tục phát triển các hình thức du lịch: Du lịch sinh thái KBTTN Chạm Chu; Du lịch sinh thái sông nước; Du lịch văn hóa - di tích lịch sử, cách mạng.
Việc tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch g n với từng vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tiềm năng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch riêng cho từng vùng.