Giải pháp về tổ chức quản lí

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 74)

4. Cấu trúc của khóa luận

3.4.1. Giải pháp về tổ chức quản lí

3.4.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh về du lịch

Để hoạt động du lịch phát triển, Tuyên Quang cần quan tâm đến việc củng cố, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh để phát triển sao cho đúng hướng và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước trên cơ sở tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

Giao cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý có sự giám sát của cộng đồng địa phương về việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch và các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch.

Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp luật về quy chế quản lý, xây dựng các khu du lịch, công trình du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, đề nghị Chính phủ miễn visa du lịch cho một số khách thuộc một số các quốc gia là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3.4.1.2. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Để tăng mức độ hấp dẫn của điểm đến Tuyên Quang và nâng cao tính cạnh tranh du lịch Tuyên Quang với các tỉnh lân cận, rất cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đã được đề xuất trong định hướng. Đây được xem là giải pháp quan trọng góp phần tạo sự bứt phá của du lịch Tuyên Quang trong giai đoạn phát triển đến năm 2020.

Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch, những tiềm năng tạo ra sản phẩm c n chưa được khai thác để từ đó có kế hoạch

68

xây dựng những sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Phát huy thế mạnh của các sản phẩm truyền thống của các loại hình du lịch như : du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Ngoài sản phẩm du lịch đặc thù, Tuyên Quang cần tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm đặc thù, thu hút thêm các thị trường khách mới, đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định. Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình và cơ sở vui chơi giải trí tại các KDL trọng điểm của tỉnh như trung tâm thương mại, giải trí, công viên…

Đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù với từng địa phương, doanh nghiệp nhằm tạo ra những nét phong cách độc đáo, ấn tượng với du khách.

Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năng động tìm t i và phát huy các món ăn truyền thống, đặc sản của địa phương.

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng các dân tộc thiểu số, loại hình homestay với các làng văn hóa điển hình như : Giếng Tanh, Nà Tông, Khau Tràng…

Ưu tiên phát triển loại hình Outbound (người Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi tham quan các nước khác) với các nước trong khu vực Đông Nam Á và từng bước mở rộng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, B c Mỹ…

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)