Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 32)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia c t bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía B c tỉnh.Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ b c - tây b c xuống nam - đông nam, phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia c t hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vòng cung rõ rệt, nhưng không kéo dài liên tục, mà bị chia cát thành những khối rời rạc (cánh cung sông Gâm). Tỉnh Tuyên Quang có 5 kiểu địa hình: Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 700-1.500 m), kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300-700 m), kiểu địa hình đồi thấp (độ cao thấp hơn 300 m), kiểu địa hình karst và kiểu địa hình thung lũng. Và có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình như sau:

- Vùng núi phía Bắc tỉnh:gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm

Bình, Hàm Yên và phía B c huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250. Trên nền độ cao này nổi lên một số ngọn núi cao trên 1000m như Chạm Chu 1587m (đỉnh cao nhất tỉnh, ở phía b c huyện Hàm Yên), Pia Phơng, Ta Pao, Kia Tăng (phía b c huyện Na Hang). Độ dốc trung bình khoảng 25% ở phía b c và 20 - 25o ở phía nam, ở phía b c huyện Na Hang và rải rác tại một số xã của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên có nhiều núi đá vôi xen kẽ đồi núi là các thung lũng to nh , rộng hẹp với nhiều khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại thành

26

một quần thể núi non hiểm trở, hùng vĩ tạo nên những cảnh quan đẹp. Thuận lợi cho phát triển các kiểu hình du lịch mạo hiểm như leo núi, vượt thác…

- Vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thành phố

Tuyên Quang và phía B c huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ B c xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250 với một số ngọn núi nhô cao như núi Là (958m), núi Nghiêm (553m), Tuy nhiên, ở một số nơi địa hình chỉ còn cao 23 - 24m. Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là các thung lũng, những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng cùng với khí hậu ôn hòa, khu vực này rất thuận lợi cho phát triển các du lịch nghỉ dưỡng, các hoạt động thể thao, vui chơi, giả trí…

Dạng địa hình karst trên cạn phân bố chủ yếu ở khu vực Tây B c của tỉnh, và một số nơi có dạng karst ngập nước còn gọi là hồ trên núi, tuy nhiên không nhiều. Địa hình karst kết hợp với hệ sinh thái rừng phong phú tạo nên không gian đẹp, hoang dại và hùng vĩrất hấp dẫn du khách.

- Vùng đồi núi phía Nam tỉnh: là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn

Dương, mang đặc điểm địa hình trung du. Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Vùng này, nhìn chung giàu tiềm năng, giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động dã ngoại, tham quan, nghỉ mát…

2.1.2.2. Khí hậu

a) Tuyên Quang nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm từ22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Tuyên Quang có hiện tượng mưa phùn, ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét và sạt lở đất.

27

Hình 2.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng của Tuyên Quang năm 2012 [1]

Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%. Số giờ n ng trung bình khoảng 113,1giờ, tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9. So với các tỉnh Đông B c, khí hậu Tuyên Quang ấm và ẩm hơn, mức khô hạn nhẹ hơn.

b) Khí hậu của Tuyên Quang có sự phân hoá thành hai tiểu vùng

- Tiểu vùng phía b c gồm huyện Na Hang và phần b c của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá. Đặc trưng của tiểu vùng này là có mùa đông kéo dài 5-6 tháng, nhiệt độ trung bình năm là 220C, lượng mưa 1730 mm, thường xuất hiện sương muối về mùa đông tháng 1-2 , gió lốc và gió xoáy vào mùa hạ.

- Tiểu vùng phía nam bao gồm các huyện còn lại với một số đặc trưng mùa đông chỉ dài 4 -5 tháng, nhiệt độ trung bình năm 23 – 240C, lượng mưa khá cao 1800 mm, các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá.

Với các đặc điểm khí hậu như trên hoạt động du lịch ở Tuyên Quang phân mùa rõ rệt, từ tháng 4 - 10 và tháng 12 - 2 thời gian này thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh tại suối khoáng nóng. Ngoài ra các hiện

47.0 18.6 36.7 104.7 259.7 163.5 687.7 356.5 188.0 26.7 72.9 21.4 14.8 15.9 20.5 26.3 28.8 29.4 28.9 28.6 26.7 25.6 22.3 17.9 0 10 20 30 40 0 200 400 600 800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lƣợng mƣa Nhiệt độ 0C Mm

28

tượng như mưa, bão, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng xấu tới hoạt động du lịch.

2.1.2.3. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi ở Tuyên Quang tương đối dày với mật độ 0.9km/km2 và phân bố tương đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn của tỉnh có một số phụ lưu. Do chảy trên địa hình đôi núi nên l ng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ. Cũng chịu ảnh hưởng của địa hình mà dòng chảy có hướng b c nam (sông Gâm) hoặc tây b c - đông nam (sông Lô).

Thuỷ chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hâu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng. Có ba con sông lớn chảy qua Tuyên Quang là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy:

a) Sông Lô

-B t nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 457 km), chảy theo hướng tây b c - đông nam vào nước ta (227 km), qua Hà Giang xuống Tuyên Quang và hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 145 km. Đây là đường thuỷ duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía b c và với Hà Nội cũng như một số tỉnh ở trung du và đồng bằng b c bộ ở phía nam.

- Có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thị xã Tuyên Quang về xuôi. Các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mưa (trọng tải trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn). Đoạn từ thị xã trở lên, việc vận tải du lịch gặp nhiều khó khăn do l ng sông dốc, có nhiều thác ghềnh.

b) Sông Gâm

- Sông Gâm cũng b t nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 280km), chảy vào nước ta (217 km) qua Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang gần như theo hướng b c nam và đổ vào sông Lô (cách thị xã Tuyên Quang 10 km ở xã Tứ Quận huyện Yên Sơn). Đoạn chảy qua tỉnh dài khoảng 110km. Dọc

29

sông Gâm có nhiều cảnh đẹp do sự chia c t rất sâu của địa hình, cảnh quan thường thấy là thung lũng sông có độ dốc lớn, nước chảy cuộn, thích hợp cho khách du lịch ưa mạo hiểm.

- Giá trị vận tải của sông Gâm tương đối hạn chế. Đây là tuyến đường thuỷ nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với thị xã Tuyên Quang. Chỉ có các phương tiện vận tải dưói 10 tấn vào mùa khô và dưới 50 tấn vào mùa khô mới đi lại được trên đoạn từ Chiêm Hoá trở xuống.

c) Sông Phó Đáy

- Sông Phó Đáy b t nguồn từ núi Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn (B c Kạn) chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương theo hướng b c - nam. Chiều dài của sông là 170 km, đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 81 km. Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ.

Ngoài 3 sông chính, ở Tuyên Quang còn có các sông nh và hàng trăm ng i lạch như: ngòi B c Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Là, ngòi Quảng…, cùng nhiều suối nh len lách giữa vùng đồi núi, bồi đ p thành các soi bãi, cánh đồng giữa núi tạo nên không gian đẹp, hấp dẫn. Tuy nhiên, sông ngòi dốc, l m thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu có hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mưa, đặc biệt tại khu vực thị xã và các vùng đồng bằng, thung lũng ven sông thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương.

Với hệ thống sông suối không những có thể phát triển thủy điện, phát triển giao thông đường thủy mà còn tạo nên sự phong phú của thiên nhiên, tạo ra hệ thống những thác, ghềnh đẹp có sức hút khách du lịch như: Thác Bản Ba, thác Pác Ban-Suối Mơ,…và nhiều các thác đẹp có tiềm năng du lịch chưa được khai thác phát triển như Song Long, Khuẩy Nhi…

Bên cạnh nguồn nước mạch phong phú, Tuyên Quang còn có nguồn nước dưới đất, nước khoáng. Đáng chú ý hơn cả là các nguồn nước khoáng Mỹ Lâm và Bình Ca. Nguồn nước khoáng ở Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) tương đối nổi tiếng và đang được khai thác. Nhiệt độ nước khoảng 400

30

chất lượng tốt với công dụng chủ yếu là điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh khớp, xương, viêm đại tràng, phụ khoa…Tiềm năng lớn cho việc phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện nay Mỹ Lâm đã xây dựng trại điều dưỡng và khu nhà nghỉ, đồng thời đang sử dụng nguồn nước khoáng để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của nhân dân.

2.1.2.4. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp v phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%, ngoài ra còn có các loại đất như: đất đ vàng trên đá macma; đất vàng đ trên đá biến chất; đất phù sa ven suối; đất dốc tụ - thung lũng... Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam.

Ngoài các nhóm đất nói trên, ở Tuyên Quang còn có khoảng 2,2 vạn ha núi đá và 7,6 nghìn ha sông suối, hồ ao. Với địa hình nhiều núi đá xen kẽ với sông suối như vậy đã tạo nên nhiều cảnh đẹp độc đáo có tiềm năng thu hút khách du lịch lớn.

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật a) Thực vật

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Tuyên Quang sinh trưởng và phát triển nhanh, thành phần loài phong phú và đa dạng. Đây là một kho tàng về gen quý hiếm. Thực vật rừng đa dạng, toàn tỉnh có khoảng 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao như hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, c tháp bát, dương xỉ... trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đ Việt Nam như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ-mu... Quá trình khai thác nhiều năm đã làm hình thành một số kiểu cấu trúc thảm thực vật với

31

các hệ sinh thái khác nhau. Đó là hệ sinh thái rừng già (thành phần loài phong phú, mật độ cây dày, có cấu trúc 5 tầng rõ rệt), hệ sinh thái rừng thứ sinh (mật độ cây dày, cấu trúc 4 tầng), hệ sinh thái rừng hỗn giao (tre, nứa, gỗ, thành phần cây nghèo), hệ sinh thái trẩng c , cây bụi (thành phần loài không phong phú, cấu trúc 2 tầng).

Về phân bố, từ độ cao 600m trở xuống là rừng rậm nhiệt đới, quanh năm xanh tốt, dây leo chằng chịt tập trung chủ yếu ven thung lũng sông Lô (phần nhiều là rừng thứ sinh). Từ trên 600 m đến 1700 m là rừng rậm thường xanh, chủ yếu ở các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình, Hàm Yên. Từ 1700 m trở lên là rừng hỗn giao. Nhìn chung, khu vực này vẫn giữ được s c thái của rừng nguyên thuỷ.

Rừng có một số khu đặc dụng, có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái tương lai. Đặc biệt Tuyên Quang có rừng tre, nứa rất lớn, đây là nguyên liệu sản xuất đồ đan lát, hoặc sơ chế thành măng khô làm đặc sản cho khách du lịch.

b) Động vật

Động vật ở Tuyên Quang khá phong phú và đa dạng.. Có 46 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đ Việt Nam và 5 loài trong sách đ thế giới, chỉ tính riêng các loài thú đã có tới 47,8% số loài thú có ở miền B c nước ta , Tuyên Quang có 4 lớp động vật có xương sống là thú, chim, bò sát và ếch nhái với 274 loài thuộc 79 họ, 28 bộ.

Ở khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang) còn tập trung nhiều loài động vật. Ở đây có trên 40 loài thú, điển hình là voọc mũi hếch (thuộc loài quý hiếm), voọc má tr ng, cu ly, gấu…Nhóm chim có 70 loài, đặc biệt là trĩ, gà lôi tr ng, phượng hoàng…Nhóm b sát, lưỡng cư có trên 20 loài như rùa núi, ba ba trơn, nhông xám, nhông xanh. Với diện tích rừng lớn và sự đa dạng về chủng loại đã trở thành nơi cư trú của nhiểu loài động vật như vượn, vooc mũi hếch, ở những nơi rừng sâu, xa dân cư, c n khỉ, nai, hoẵng thường

32

sống gần dân, trên nương rẫy, dọc bãi sông tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, do săn b n bừa bãi, động vật dưới tán rừng hiện nay bị suy giảm nhiều về số lượng và phạm vi phân bố. Một số động vật hoang dã lớn như hổ, báo, gấu, lợn rừng không còn nhiều.

Với sự phong phú về sinh vật khu bảo tồn này có giá trị không chỉ đối với việc nghiên cứu về môi trường sinh thái, mà c n là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng của khu hệ động thực vật vùng núi cao nước ta, tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái và khám phá môi trường tự nhiên, đây sẽ là điểm hẹn cho khách du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.3.1.Các di tích lịch sử - văn hóa

Tuyên Quang là cái nôi của lịch sử cách mạng dân tộc. Toàn tỉnh có 467 di tích lịch sử các loại, trong đó di tích lịch sử cách mạng chiếm gần 75% tổng số di tích. Mật độ di tích vào khoảng 0,08 di tích/ 1km2, hiện nay đã có 121 di tích được Nhà nước công nhận ở cấp quốc gia. Các di tích phản ánh một cách hào hùng về thời kì lịch sử tại mảnh đất này như khu di tích Tân Trào, Đá Bàn, bến Bình Ca..., lịch sử c n để lại ngày nay đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là địa điểm thích hợp cho những du khách muốn tìm hiểu về lịch sử.

2.1.3.2. Các lễ hội

Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, hiện nay toàn tỉnh có 26 lễ hội, chủ yếu mang ý nghĩa vùng và địa phương, hầu hết đều diễn ra vào tháng riêng, điển hình như lễ hội Lồng Tồng, hội đua thuyền sông Lô, lễ hội trọi trâu, hội đền Thác Cái…các thời điểm tổ chức gần nhau nên rất thuận lợi cho khách du lịch muốn tham dự được nhiều lễ hội.

33

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)