Đánh giá chung

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 44)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.1.5. Đánh giá chung

2.1.5.1. Những lợi thế so sánh

Là quê hương cách mạng, có nhiều di tích lịch sử g n bó với Bác Hồ và cách mạng tháng 8 như đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, các địa danh nổi tiếng như Kim Quan, Kim Bình, Đá Bàn…cùng với các chiến công trên sông Lô, cảnh quan thiên nhiên phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Về vị trí địa lý:

+ Với vị trí là tỉnh nằm giữa 2 vùng Đông B c và Tây B c, giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với các tỉnh lân cận về phía B c như: Cao Bằng, B c Kạn, Hà Giang thì độ dốc tương đối nh hơn, địa hình đồi núi thấp nên có lợi thế hơn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

+ Đây là vị trí quan trọng trong việc hình thành các tua, tuyến du lịch. + Tuyên Quang có cơ hội trở thành một nút giao thông quan trọng, bàn đạp cho 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển dịch vụ vận tải với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc theo tuyến hành lang: phát triển thương mại dịch vụ xuống các tỉnh vùng ĐBSH, ra cảng Hải Phòng và theo đường 18 ra Cái Lân. Một số dạng dịch vụ có cơ hội phát triển như: trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn…

+ Cơ sở hạ tầng khá phát triển, là nơi dừng chân của các du khách từ nhiều nơi, do đó có thể kết hợp với các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, B c Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và các tỉnh khác để hình thành các tour du lịch liên tỉnh qua các địa danh như Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo…phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu của khách trong nước và quốc tế.

- Về tài nguyên du lịch: Nguồn tài nguyên du lịch phong phú cả về tự

nhiên và nhân văn, là tiềm năng lớn cho phát triển các loại hình du lịch. Có nhiều sông suối, thác ghềnh rất phù hợp với du lịch sinh thái và du lịch ưa mạo hiểm

38

- Về phân bố tài nguyên:

+ Tài nguyên đa dạng, phân bố khá đồng đều trên toàn địa bàn tỉnh, tập trung nhiều nhất ở các huyện Sơn Dương, Na Hang, Lâm Bình. Mạng lưới tài nguyên du lịch nhân văn tập trung khá dày, đặc biệt là các di tích lịch sử- cách mạng.

+ Các tài nguyên du lịch phân bố thường phân bố không xa đường quốc lộ thuận tiện cho việc hình thành các tuyến du lịch. Các tuyến du lịch có thể liên kết trong nội vùng và ngoại vùng thông qua các tuyến đường huyết mạch, các cửa khẩu của các tỉnh và quốc gia lân cận.

Nói chung, tài nguyên của tỉnh rất đa dạng và phong phú, có chất lượng tuy nhiên c n chưa khai thác hết tiềm năng, nếu được đầu tư khai thác tử tế sẽ trở thành nơi du lịch hết sức thú vị.

2.1.5.2. Một số hạn chế

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng...nên việc cung cấp thông tin công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn gặp khó khăn. Thu nhập còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Tóm lại Tuyên Quang thiếu đi lực đẩy cho việc phát triển du lịch nên chỉ có thể phát triển bằng cách dựa vào nội lực của tỉnh.

Là tỉnh miền núi nằm trong nhóm tỉnh nghèo của cả nước, điểm xuất phát thấp về kinh tế du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch trong thời gian qua vẫn bộc lộ những mặt hạn chế như việc quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch còn chậm, chưa tạo được môi trường kinh doanh hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư; dịch vụ vui chơi giải trí chưa đáp ứng nhu cầu; hoạt động du lịch chưa có tính chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương c n nghèo nàn, chưa được quảng bá rộng rãi.

Có những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, luc lụt luôn là mối đe dọa, đặc biệt ở TP. Tuyên Quang và các huyện phía Nam.

39

Tài nguyên du lịch nhiều nhưng khai thác chưa đúng cách, thiếu tính đồng bộ, việc khai thác không hiệu quả, nhiều tài nguyên bị khai thác lãng phí và lạm dụng quá mức.

Một số tài nguyên du lịch của tỉnh đang bị xuống cấp, nguyên nhân là do ý thức của con người, chưa ý thức được việc bảo vệ các di tích hơn nữa công tác quản lý chưa chặt chẽ, việc bảo vệ và tôn tạo di tích chưa triệt để khiến cho các di tích mất đi những giá trị truyền thống vốn có.

Việc khai thác tài nguyên còn hạn chế, mặc dù tài nguyên nhiều nhưng một số nơi vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng vốn có, hoặc chưa khai thác được do điều kiện về địa hình, giao thông đi lại gặp nhiều khăn nên việc khai thác thành điểm, tuyến du lịch còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng nơi có tài nguyên

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật mặc dù đang phát triển nhưng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh để đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ du lịch. Mới chỉ có giao thông đường bộ và đường thủy, tuy nhiên hệ thống đường bộ còn nhiều đoạn cũng đang bị xuống cấp. Hệ thống cấp thoát nước chưa đảm bảo được nước sạch, còn yếu kém, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cho hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư hoàn thiện.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh tuyên quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)