Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô tại viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng macdi (Trang 55)

Là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triển hoạt động bền vững của Viện. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng.

Về chính sách phát triển nguồn nhân lực:

MACDI cần hoàn thiện chính sáchphát triển nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân lực, lựa chọn và phân hạng nhân lực, chức danh tiền lƣơng và chế độ khen thƣởng, khuyến khích các nguyên tắc giao tiếp nội bộtầm và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên vừa có chuyên môn sâu vừa có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Cán bộ làm việc trong tổ chức phải hiểu rõ cả về hoạt động phát triển và tài chính;

Về cơ chế động lực và sử dụng lao động:

Cần tạo lập một hệ thống cơ chế chính sách động lực để khuyến khích sự vƣơn lên trong laođộng sáng tạo của tập thể ngƣời lao động. Bố trí cán bộ nhân viên vào những vị trí phù hợp với khả năng, trình độ, tính cách để phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo. Xây dựng chính sách khen thƣởng, kỷ luật, khuyến khích vật chất tạo động cơ kích thích ngƣời lao động hăng say làm việc. Xây dựng quy hoạch cán bộ theo nhu cầu của tổ chức và năng lực triển vọng của ngƣời lao động. Cải thiện môi trƣờng làm việc khiến cho nhân viên thực sự năng động, sáng tạo và làm chủ nghiệp vụ, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Luôn tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, tạo động lực trong lao động tránh tình trạng ngại học hỏi và từ đó nâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh nhân viên có trình độ cao hoạt động TCVM phải có nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, trung thành với tổ chức mới tạo ra tính an toàn, chắc chắn trong công việc. Cải tạo môi trƣờng làm việc làm cho nhân viên gắn kết với nhau hơn, thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau sẽ góp phần

51 tiết kiệm chi phí cho tổ chức;

Về đối tượng đào tạo:

Các đối tƣợng đƣợc đào tạo nên tập trung vào các cán bộ liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tài chính ở tất cả các cấp (nhƣ cán bộ tín dụng, kế toán, cán bộ huy động vốn)và đội ngũ lãnh đạo;

Các khóa học cần thực hiện:

Tận dụng các khóa đào tạo hiện có về TCVM và có sẵn trên thị trƣờng nhƣ của Ngân hàng thế giới (WB), Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI), Nhóm tƣ vẫn hỗ trợ ngƣời nghèo (CGAP), Viện phát triển vốn của Liên hợp quốc (UNDCF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Microsave Africa, và các tổ chức khác đã thiết kế; địa phƣơng hóa các bài tập tình huống cho phù hợp với Viện.

Bổ sung các khóa học mới nhƣ: ứng phó với rủi ro lạm phát, quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Các khóa học về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phát triển quan hệ với khách hàng, marketingcần đƣợc cung cấp xen kẽ với các khóa học về kiến thức;

Về quy trình và phương pháp thực hiện đào tạo cán bộ nhân viên:

Để việc đào tạo thành công, cần thực hiện đào tạo đi đôi với thực hành, đào tạo các huấn luyện viên (TOT - training of trainers), nhất là các TOT tại địa phƣơng là tốt nhất.Việc đào tạo nên thông qua nhiều hình thức thích hợp, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, giao lƣu học hỏi kinh nghiệm của các TCTCVM khác.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô tại viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng macdi (Trang 55)