Đánh giá công tác lãnh đạo Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm (Trang 41)

II. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm

2.3.4. Đánh giá công tác lãnh đạo Công ty

Lãnh đạo là quá trình không thể thiếu trong mọi kế hoạch, mọi doanh nghiệp và tác động sâu sắc tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác lãnh đạo trong công ty cổ phần Sơn Lâm nói riêng có bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm xuyên suốt quá trình công ty hình thành và phát triển. Suốt quá trình đó, quá trình lãnh đạo không ngừng được kiện toàn, đội ngũ lãnh đạo không ngừng nâng cao năng lực, trình độ. Nhờ đó mà hiệu quả từ quá trình lãnh đạo trong công ty đạt được là tương đối toàn diện; hầu hết các kế hoạch, hoạt động đạt được mục tiêu; doanh nghiệp vận hành đúng hướng và đang từng bước phát triển.

Trong mỗi kế hoạch cụ thể, lãnh đạo thực hiện kế hoạch đó thường chính là người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức thực hiện kế hoạch. Ví dụ đối với kế hoạch sản xuất,

trưởng phòng sản xuất trực tiếp lãnh đạo nhân viên trong cơ cấu tổ chức sản xuất lập ra trước đó để thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm. Giám đốc, phó giám đốc công ty không can thiệp hay lãnh đạo đối với các kế hoạch tác nghiệp này. Điều này giúp tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Nhìn chung quá trình lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp tại công ty cổ phần Sơn Lâm tương đối hiệu quả mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần thay đổi, hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp. Đánh giá quá trình lãnh đạo trong công ty có thể chỉ ra một số ưu điểm và hạn chế như sau:

<> Ưu điểm:

- Quá trình lãnh đạo bước đầu đã đảm bảo kịp thời, sâu, sát tới từng hoạt động, từng kế hoạch của doanh nghiệp. Nhờ đó mà các kế hoạch được thực hiện hiệu quả, kịp thời.

- Ban giám đốc công ty đã cố gắng xây dựng phong cách lãnh đạo cởi mở, xây dựng và củng cố không khí làm việc thân thiện trong công ty. Công ty đã có được sự thống nhất và đoàn kết cao, không khí làm việc thân thiện.

- Các cá nhân trong công ty không phân biệt vị trí, công việc, luôn được tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc; các phòng ban được trao quyền nhiều hơn. Tuy nhiên tất cả đều được giới hạn trong phạm vi nhất định, và mỗi phòng ban, mỗi vị trí phải chịu trách nhiệm với công việc được giao.

- Ngoài ra, trong công ty, chính sách thưởng phạt được đặt ra đúng mức đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, tinh thần tự giác của mỗi nhân viên, giúp cho công việc trong công ty luôn được thực hiện bằng nỗ lực của mỗi thành viên. Nhờ đó mà công ty đã tạo cho mình một cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ và có tính kỷ luật cao.

- Các lãnh đạo cấp cao của công ty đã gắn bó với công ty kể từ ngày thành lập nên có uy tín cao trong doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty đã duy trì được sự ổn định, sự gắn bó của người lao động của công ty trong thời gian dài. Cùng với đó là sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo công ty tới người lao động giúp họ hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động và từ đó có được giải pháp thúc đẩy động lực lao động hiệu quả.

- Việc phân quyền lãnh đạo điều hành của ban giám đốc công ty cho các trưởng phòng chức năng để họ trực tiếp lãnh đạo các kế hoạch tác nghiệp một phần làm tăng tính tự chủ cho các đơn vị bộ phận. Tuy nhiên thực tế, các trưởng phòng chức năng mới chỉ có chuyên môn, kỹ năng tốt đối với lĩnh vực của họ, còn khả năng lãnh đạo, quản lý điều hành còn những hạn chế nhất định. Điều này làm cho các kế hoạch tác nghiệp phần nào chưa được lãnh đạo thực sự hiệu quả đáng mong đợi.

- Công tác truyền thông nội bộ đôi khi chưa kịp thời, dẫn tới chưa truyền đạt được nhanh chóng một số thông tin quan trọng, làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.

- Quá trình lãnh đạo làm việc nhóm cũng còn sơ khai, mới mẻ trong công ty. Trong khi đó hình thức làm việc này ngày càng phổ biến giúp phát huy sự đoàn kết, sáng tạo trong lao động.

- Quá trình lãnh đạo còn né tránh một số xung đột nhạy cảm phát sinh trong công ty. Các xung đột là điều khó tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc giải quyết triệt để các xung đột là vô cùng cần thiết để duy trì sự ổn định và tránh những khủng hoảng phát sinh trong nội bộ công ty. Ngoài ra các xung đột đôi khi lại tiềm tàng những cơ hội mà công tác lãnh đạo nếu nắm bắt được sẽ có được những đề xuất, sáng kiến mới cho sự phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w