Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm (Trang 31)

II. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm

2.1.2. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch

Về cơ bản, có thể thấy rằng quá trình lập kế hoạch mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện có những tích cực nhất định, đem lại những thành công bước đầu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thẳng thắn để thấy những hạn chế còn tồn tại trong quá trình đó. Một vài ưu điểm và hạn chế của quá trình lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sơn Lâm có thể nhận thấy như sau:

<> Ưu điểm:

- Công ty bước đầu đã có sự nhìn nhận tích cực về vai trò quan trọng của công tác lập kế hoạch. Do đó công ty đã phân chia tương đối rõ ràng và hợp lý về trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân đối với từng cấp độ kế hoạch cụ thể. Việc tăng cường phân cấp như vậy, đặc biệt đối với các kế hoạch tác nghiệp là cần thiết để các phòng chuyên trách có được sự tự chủ trong hoạt động của họ.

- Quá trình lập kế hoạch đã được thực hiện tương đối khoa học, dựa trên những cơ sở nhất định thông qua điều tra, phân tích và dự báo biến động môi trường cả trong và ngoài doanh nghiệp.

- Kế hoạch cấp cao luôn được thẩm định và giám sát tương đối chặt chẽ bởi hội đồng quản trị.

- Các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn có được mối liên kết và thống nhất nhất định. Có sự phối hợp giữa ban giám đốc công ty và các bộ phận chuyên trách để xây dựng kế hoạch các cấp độ.

<> Hạn chế:

- Các kế hoạch chưa tạo được nhiều đột phá, dẫn tới kết quả là hiệu quả của công ty tuy vẫn tăng trưởng và ổn định song tương đối chậm, không có được sự bứt phá.

- Khả năng nghiên cứu và dự báo hạn chế dẫn tới những phản ứng thiếu linh hoạt trước thay đổi của môi trường. Biểu hiện là những phản ứng chậm chạp của doanh nghiệp trước tác động của khủng hoảng kinh tế vừa qua.

- Các mục tiêu kế hoạch đặt ra mang nặng tính an toàn. Ngại đổi mới, sợ rủi ro và sự cứng nhắc của cơ cấu tổ chức làm cho các kế hoạch trong những giai đoạn nhất định chưa đáp ứng được mong đợi, chưa tận dụng được các cơ hội và các nguồn lực của doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả nhất.

- Việc lập kế hoạch vẫn chưa trở thành việc làm thường xuyên trong công ty, nhiều hoạt động, quyết định mang tính tự phát, ngẫu hứng.

- Các kế hoạch, kể cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đôi khi chưa được thông báo rõ ràng, kịp thời tới lao động của doanh nghiệp, những người sẽ thực hiện kế hoạch đó. Điều này làm giảm sự thống nhất, chủ động trong thực hiện kế hoạch, do đó mà làm giảm hiệu quả của các kế hoạch.

Là công tác đầu tiên trong quá trình quản lý, công ty cổ phần Sơn Lâm hoàn toàn ý thức được tác động lớn của nó tới hiệu quả của doanh nghiệp. Và mặc dù đã tích cực thực hiện và đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn đối với công tác này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.

2.2.Thực trạng tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sơn Lâm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w