Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,thanh tra thuế tại Chi Cục thuế

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 94)

2)

3.3Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,thanh tra thuế tại Chi Cục thuế

thuế Quận 1:

- Đào tạo lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế: Việc ứng dụng công nghệ

thông tin của ngành thuế góp phần tích cực cho việc triển khai các chương trình cải cách, hiện đại hóa trên lĩnh vực quản lý thuế của ngành. Để phát huy tối đa hiệu quả

của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế nên tăng cường công tác đào tạo kiến thức tin học, kỹ năng vận dụng các quy trình nghiệp vụ

trong việc khai thác các chức năng của từng ứng dụng tin học cho cán bộ công chức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công chức, đề xuất các biện pháp tháo gỡ

kịp thời vướng mắc kết hợp với việc phân tích yêu cầu quản lý thuế trên hệ thống công nghệ thông tin để xem xét định hướng các ứng dụng được nâng cấp, cài đặt các ứng dụng mới nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp.

- Tăng cường tuyên truyền pháp luật thuế, luật quản lý thuếđến toàn dân và các đối tượng nộp thuế, đặc biệt là nội dung, điều kiện quy định đối với các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụđại lý thuế;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, thực hiện tiếp nhận, kiểm tra bước đầu và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đạt hiệu quả

cao. Từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ công miễn phí về tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại; tập huấn hướng dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập về chếđộ chính sách thuế, kê khai nộp thuế hạch toán các khoản thuế vào hệ

thống sổ kế toán của cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật kế toán.

- Củng cố bộ máy quản lý thu theo chức năng từng bộ phận thực hiện cơ chế tự

khai tự nộp; tiếp tục thực hiện luân phiên công việc, luân chuyển cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành thuế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu Ngân Sách, tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế. Trong đó chú ý một số ngành nghề: Các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng tại các địa phương, nhất là các ngành hàng ăn uống, dịch vụ, vũ trường, karaoke, massage, cà phê cao cấp, quán bar, dịch vụ cầm đồ; Các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền, các doanh nghiệp có ưu

đãi miễn giảm thuế nhất là doanh nghiệp được thành lập trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Các doanh nghiệp ngành xây dựng, kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản.; Các cửa hàng, chi nhánh, đại lý, kinh doanh xe ô tô và xe gắn máy; Các ngân hàng, nhất là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại thành phố; Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải, vận tải biển, nhất là vận tải hàng hải quốc tế; Các doanh nghiệp đã được hoàn thuế

từ 5 kỳ trở lên, nhất là doanh nghiệp có số thuế hoàn lớn và liên tục nhiều kỳ trong năm.

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp với các ngành như: Kho bạc, Tài chính, Hải quan, Công An, Chi cục quản lý thị trường, Các cơ quan truyền thông, Hội doanh nghiệp v.v… đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn; tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu Ngân sách.

KẾT LUẬN

Tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp là mô hình được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển. Mô hình này cũng phù hợp với thực tiễn Việt Nam về quản lý hành chính, kinh tế, ngân sách, về

trình độ của người nộp thuế, của cơ quan Thuế trong giai đoạn hiện nay và khả năng chuyển đổi trong giai đoạn sắp tới; đáp ứng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để

tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với thế giới và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng

đạt hiệu quả hơn, qua thời gian nghiên cứu em có những giải pháp:  Các giải pháp đối với Chi Cục thuế Quận 1:

- Đào tạo lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế. Để phát huy tối đa hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế

nên tăng cường công tác đào tạo kiến thức tin học, kỹ năng vận dụng các quy trình nghiệp vụ trong việc khai thác các chứ năng của từng ứng dụng tin học cho cán bộ

công chức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công chức, đề xuất các biện pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc kết hợp với việc phân tích yêu cầu quản lý thuế trên hệ thống công nghệ thông tin để xem xét định hướng các ứng dụng được nâng cấp, cài

đặt các ứng dụng mới nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp.

- Tăng cường tuyên truyền pháp luật thuế, luật quản lý thuế đến toàn dân và các đối tượng nộp thuế, đặc biệt là nội dung, điều kiện quy định đối với các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụđại lý thuế;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, thực hiện tiếp nhận, kiểm tra bước đầu và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đạt hiệu quả cao. Từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ công miễn phí về tư vấn, hỗ

trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại; tập huấn hướng dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập về chế độ chính sách thuế, kê khai nộp thuế hạch toán các khoản thuế

vào hệ thống sổ kế toán của cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật kế

toán.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu Ngân Sách, tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế. Trong đó chú ý một số ngành nghề: Các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng tại các địa phương, nhất là các ngành hàng ăn uống, dịch vụ, vũ trường, karaoke, massage, cà phê cao cấp, quán bar, dịch vụ cầm đồ; Các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền,v.v…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp với các ngành như: Kho bạc, Tài chính, Hải quan, Công An, Chi cục quản lý thị trường, Các cơ quan truyền thông, Hội doanh nghiệp v.v… đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn; tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu Ngân sách.

Qua những giải pháp trên, tin rằng một phần nào sẽ giúp công tác quản lý thuế

nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng ở Chi cục thuế Quận 1 đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật quản lý thuế số 78/2006/QH1 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

2.Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 hướng dãn một số điều của Luật quản lý thuế .

3.Thông Tư số 60 /2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

4.Thông tư Liên Tịch số: 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14 tháng 7 năm 2010 hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và tổ chức tín dụng

5.Thông tư Liên Tịch số: 146/2010/TTLT/BTC-BCA-BQP ngày 23 tháng 09 năm 2010 hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin hải quan và thông tin về người nộp thuế.

6.Quyết định số 1166 /QĐ-TCT ngày31 tháng 10 năm 2005 của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

7.Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về quy trình thanh tra thuế.

8.Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế

về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

9.Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế

về Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế.

10.Quyết định số:732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 05 năm 2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020

11.Công văn số:8116/CT-TTr1 ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra và lập danh sách kiểm tra hồ sơ

khai thuế năm 2011.

12.Công văn số: 8218/CT-KTT1 ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Cục Thuế Tp.Hồ

Chí Minh về việc hướng dẫn bảng thang điểm lựa chọn doanh nghiệp lập kế hoạch thanh tra năm 2011.

13.Công văn số 4370/CT-TTr1 của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 05 năm 2011 về việc kiểm đếm hồ sơ khai thuế; nhập dữ liệu; phân tích rủi ro và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

14.Chỉ Thị số: 07/2010/CT-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Ủy Ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.

15.Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2009 – Chi cục thuế quận 1 .

16.Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2010 – Chi cục thuế quận 1 .

17.Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2011 – Chi cục thuế quận 1.

18.Báo cáo tổng kết công tác thanh tra thuế năm từ năm 2008 đến năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 – Chi cục thuế quận 1.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 94)