Kiểm tra,thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 32)

2)

1.5 Kiểm tra,thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp

Trong quản lý thuế, có hai phương thức chủ yếu là kiểm tra trước khi chấp nhận và tự

khai tự nộp:

- Kiểm tra trước khi chấp nhận là phương thức mà trong đó tờ khai thuế phải

được kiểm tra soát xét ở một mức độ nhất định trước khi thông báo chính thức số thuế

phải nộp của ĐTNT.

- Tự khai tự nộp là phương thức mà trong đó tờ khai thuế được chấp nhận ngay (ngoại trừ trường hợp có những sai sót về tính toán hoặc trình bày). Sau đó các tờ khai thuế sẽđược chọn mẫu để kiểm tra, thanh tra. Mặc dù còn những tranh luận nhất định, phương thức tự khai tự nộp được xem là một phương thức có nhiều ưu điểm hơn và

được áp dụng ngày càng rộng rãi với mục đích cải thiện tính tuân thủ và tính hiệu quả

thông qua việc thu được tiền thuế sớm hơn, thực hiện một chương trình kiểm tra, thanh tra có trọng tâm. Hệ thống tự khai tự nộp nhấn mạnh đến sự tự giác tuân thủ của

ĐTNT nhưng nó phải đi kèm với một hệ thống kiểm tra, thanh tra thuế chặt chẽ và các hình phạt nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm. Do đó, một trong những vấn đề cốt lõi để bảo đảm tính tuân thủ hệ thống tự khai tự nộp là việc kiểm tra, thanh tra thuế có hữu hiệu hay không. Việc kiểm tra, thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp nhằm thỏa mãn các mục tiêu sau:

+ Phát hiện các hành vi ẩn lậu thuế và thu hồi số thuế bịẩn lậu.

+Thúc đẩy sự tự giác tuân thủ. Bởi lẽ khi ĐTNT hiểu rằng nếu sai phạm trong việc khai thuế thì sẽ bị phát giác và bị phạt, họ sẽ quyết định lực chọn việc tuân thủ luật thuế.

- Thu thập thông tin cho việc hoàn thiện hệ thống. Với các dữ liệu thu thập

được qua quá trình kiểm tra, thanh tra thuế sẽ hình thành được một thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phát triển các công cụ đánh giá rủi ro sai lệch thuế, đồng thời điều chỉnh những điểm chưa rõ ràng trong luật định. Kiểm tra, thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó

quyết định sự thành công của các mục tiêu đề ra cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế. Cụ thể là:

+Nếu chọn các đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thấp để kiểm tra sẽ tốn kém thời gian nhưng không phát hiện được các trường hợp ẩn lậu thuế, không thu hồi được các khoản thuế bịẩn lậu.

+Nếu các đối tượng được chọn để kiểm tra theo một khuôn mẫu cố định, một số ĐTNT có thể không bao giờđược chọn để kiểm tra, đều này sẽ không khuyến khích được sự tuân thủ.

- Việc thu thập thông tin đểđánh giá mức độ tuân thủ luật thuế, xây dựng cơ sở

dữ liệu chuẩn cũng như phát triển các công cụ đánh giá rủi ro theo luật định và hoàn thiện các quy định thuế đòi hỏi cách thức lựa chọn các đối tượng kiểm tra, thanh tra phải tính toán để có được các kết quả phù hợp.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)