2)
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,thanh tra thuế ở tầm vĩ mô
- Xây dựng hệ thống chính sách thuếđồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế
Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuếđơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.(trích nguồn: Quyết định số: 732/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 17 tháng 05 năm 2011).
- Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước phối hợp để thực hiện về việc trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế: Cơ quan quản lý thuế (thuế và hải quan) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người nộp thuế (ĐTNT) cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng gồm danh tính, tình trạng hoạt động, báo cáo tài chính của ĐTNT. Ngoài ra, những thông tin về ĐTNT trốn thuế, gian lận thuế, mua bán hoá đơn bất hợp pháp, vi phạm pháp luật về
tiền thuếđúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế thu nợ thuế; ĐTNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác; không thực hiện các yêu cầu của cơ
quan quản lý thuế, như không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các quyết
định xử phạt hành chính… cũng sẽđược cơ quan quản lý thuế gửi tới Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để có biện pháp chế tài Doanh nghiệp.(trích nguồn: Thông Tư số 02/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14 tháng 07 năm 2010 và Thông tư Số: 146/2010/TTLT/BTC-BCA-BQP ngày 23 tháng 09 năm 2010).
- Nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Ngoại Vụ, Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh,…… thực hiện các giải pháp: xây dựng cơ chế hậu kiểm, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ
chính sách thuế ngay từ ban đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra… đồng thời cũng quy định việc phối hợp giữa Cơ quan thuế và Công an, các ngân hàng, Cục quản lý thị trường, Cục Hải Quan….. tăng cường các hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế như trốn thuế, gian lận thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, in ấn, mua, bán và sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, chây ỳ không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước và các tội phạm khác về thuế theo Quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an về việc đấu tranh phòng chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế…..(trích nguồn:Chỉ Thị Số: 07/2010/CT-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2010).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông
tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ
chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện
đại hóa ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.(trích nguồn: Quyết định số: 732/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 17 tháng 05 năm 2011).
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.(trích nguồn: Quyết định số: 732/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 17 tháng 05 năm 2011).
- Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ
chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuếđiện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực
Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.(trích nguồn:Quyết định số: 732/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 17 tháng 05 năm 2011).