Các tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 35)

2)

1.6.2 Các tiêu chuẩn đánh giá

- Các tiêu chí định lượng: Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế

của nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

+Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra, kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra, thanh tra:

Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/Tổng số đối tượng thanh tra, kiểm tra bình quân/thanh tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho thanh tra, kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra, thanh tra : Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra, thanh tra so với số thuế truy thu đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra, kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra, thanh tra; Tỷ

lệ trường hợp đối tượng kiểm tra, thanh tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra, thanh tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu....

+Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước đểđánh giá xu hướng

biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu công tác.

- Các chỉ tiêu định tính: Các chỉ tiêu định tính thường là hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường

được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra, thanh tra.

+Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các ĐTNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệđối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế.

+Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của ĐTNT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra. Có thể đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ lệ

cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý... Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức thanh tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung thanh tra, kiểm tra tương ứng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ QUẬN 1

2.1Đặc điểm kinh tế xã hội quận 1

Quận 1 có diện tích: 7,7211 km2, dân số: 204.899 người, bao gồm 10 phường: Phường Cầu Ông Lãnh; Phường Nguyễn Cư Trinh, Phường Cô Giang, Phường Bến Thành, Phường Tân Định, Phường ĐaKao; Phường Phạm Ngũ Lão; Phường Nguyễn Thái Bình, Phường Bến Nghé; Phường Cầu Kho.

Diện tích: 7,7211 km 2

- Chiếm 0,35% diện tích thành phố.

- Đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành.

- Diện tích sông rạch chiếm 8,1%.

- Diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác.

Dân số: 204.899 người:

- Mật độ: 26.182 người/km 2, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận, huyện trong thành phố.

- Trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5%.

Giao thông:

- Nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng: Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế

giới bằng đường biển.

- Hệ thống kinh rạch Bến Nghé, Thị Nghè thuận lợi về vận tải hàng hóa giữa trung tâm thành phố và đồng bằng sông Cửu Long.

- Hệ thống đường bộ:

+Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai.

+Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là

đường Cách Mạng Tháng Tám.

+Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

+Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám.

Hành chính và ngoại giao Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng:

- Hành chính và ngoại giao :

+Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng, đặc biệt là một số cơ quan quan trọng như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Công an, Sở Ngoại vụ, và Sở, Ban, Ngành...các cơ quan báo

đài của Đảng, Đoàn thể thuộc Thành phố, Trung ương.

+Về lãnh vực ngoại giao, Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự

quán hoặc đại diện của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là lãnh sự quán các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada...

- Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng :

+Hoạt động dịch vụ - tài chính - ngân hàng trên địa bàn Quận 1 đã hình thành trong lịch sử và diễn ra phong phú, đa dạng như hoạt động của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính: công ty dịch vụ chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán... số lượng khách hàng chiếm gần 90% của Thành phố.

- Dịch vụ Du lịch - Thương mại :

+Về hoạt động dịch vụ du lịch - thương mại phát triển đa dạng, Quận 1 là nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp từ khắp nơi trong và ngoài nước đến quan hệ giao dịch.

+Quận hiện có nhiều tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân, đồng thời cũng là những cơ sở phúc lợi văn hóa quan trọng.

+Bên cạnh đó Quận 1 cũng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng như những công trình văn hóa tồn tại cả hàng trăm năm.

2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi cục thuếquận 1 quận 1

2.2.1Cơ cu t chc chi cc thuế qun 1

Sơđồ 2.1: Sơđồ tổ chức chi cục thuế Quận 1

2.2.2 Chc năng nhim v các phòng ban Chi cc thuế Qun 1:

 Chi cục trưởng:

- Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế

- Phân công các chi cục phó phụ trách những lĩnh vực công tác của Chi cục thuế

CHI CỤC PHÓ 1 Đội TH- NVDT- TTHT Đội QL-CC nợ Đội Kiểm Tra Thuế 2 Phòng HCNS TV-ấn chỉ Đội Kiểm Tra Thuế 3 Đội Kiểm Tra Thuế 4 Đội Kiểm Tra Thuế 5 Đội Kiểm Tra Thuế 6 Đội P. Bến Thành Đội Phường Bến Nghé Đội Thanh tra Thuế Đội P.Nguyễn Thái Bình Đội Phường Nguyễn Cư Trinh Đội Phường Phạm Ngũ Lão Đội Phường Tân Định Đội Phường Đa Kao CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÓ 2 CHI CỤC PHÓ 3 CHI CỤC PHÓ 4 CHI CỤC PHÓ 5 Đội KK- KTT- TH Đội Kiểm Tra Nội Bộ Đội Kiểm Tra Thuế 1 Đội P.Cầu Kho - Cô Giang - Ông Lãnh Đội Kiểm Tra Thuế 7 Đội QL LP T bạ - thu khác Đội liên phường, chợ Đội Ql thuế TNCN Bộ phận Tin Học

- Ủy quyền một Chi cục phó để giải quyết công việc của mình khi vắng mặt.  Chi cục phó:

- Giúp việc cho Chi cục trưởng trong phạm vi phân công để giải quyết công việc theo nguyên tắc.

- Chi cục phó được phân công một số lĩnh vực công tác, trực tiếp chỉđạo hoạt

động một số Đội, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

- Chi cục phó được sự ủy quyền của Chi cục trưởng để chỉ đạo thực hiện, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về các quyết định của mình.

- Chi cục phó chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có liên quan

đến lĩnh vực của Chi cục phó khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết: Trường hợp giữa các Chi cục phó có ý kiến khác nhau thì báo cáo Chi cục trưởng quyết định.

- Ngoài phạm vi được phân công Chi cục phó còn có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Chi cục trưởng đối với công tác quản lý thuế trong phạm vi được phân công và ngoài phạm vi được phân công nhằm giúp cho Chi cục trưởng nâng cao hiệu quả

công tác quản lý thuế và đảm bảo thực thi công vụ theo đúng quy định của pháp luật.  Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

 Nhiệm vụ cụ thể:

-Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, Tổ chức thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn;

-Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định;

-Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế;

-Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan tổ chức hội nghịđối thoại với người nộp thuế trên địa bàn;

-Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ

sở hệ thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật và của ngành;

-Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế, báo cáo Lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

-Tổng hợp đề xuất việc khen thưởng, tuyên dương, báo cáo kết quả

thực hiện công tác hỗ trợ và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế

và các tổ chức, cá nhân khác ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ

người nộp thuế và công tác tuyên truyền về thuế;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.  Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

 Nhiệm vụ cụ thể:

-Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục Thuế;

-Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế;

-Trực tiếp tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định, nhập dữ liệu, hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

-Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện kê khai không đúng quy định; thực hiện việc điều chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi nhận được tờ khai điều chỉnh, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của người nộp thuế theo quy định;

-Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục

đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngưng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanh thuộc phạm vi quản lý;

-Tiếp nhận và đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế;

-Phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy

định; thực hiện miễn, giảm thuế không thuộc diện phải kiểm tra trước; chuyển hồ sơ

miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước cho Đội Kiểm tra thuế;

-Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp; ấn định thuếđối với các trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế;

-Phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu, xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước của người nộp thuế; đề xuất giải quyết các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế;

-Lập danh mục, cập nhật thông tin, lưu trữ, quản lý các hồ sơ thuế của người nộp thuế; cung cấp thông tin về người nộp thuế và các tài liệu khác có liên quan theo đề nghị của các đơn vị trong và ngoài ngành thuế theo quy định của pháp luật và của ngành;

-Quản lý dữ liệu thông tin về người nộp thuế; sao lưu dữ liệu, kiểm tra

độ an toàn của dữ liệu, bảo mật dữ liệu và phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài và virus máy tính;

-Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác xử

lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế, công tác quản lý thiết bị tin học và ứng dụng tin học; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.  Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

 Nhiệm vụ cụ thể:

-Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn;

-Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc,

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)