Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động thanh tra thuế

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 82)

2)

2.3.4.5 Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động thanh tra thuế

Hoạt động thanh tra tại chi cục thuế chủ yếu chú trọng vào loại hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh với những trường hợp chủ yếu: Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; Khi có

dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.

Bảng 2.7: Bảng chi tiết số thuế truy thu thông qua thanh tra thuế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số đơn vị đã thanh tra Tổng số truy thu và phạt Số đơn vị đã thanh tra Tổng số truy thu và phạt Sốđơn vị đã thanh tra Tổng số truy thu và phạt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) DN ĐTNN 65 8.956 41 6.513 34 4.650 DN NQD 780 9.246 961 12.577 344 16.419 Cộng 845 18.202 1.002 19.090 378 21.069

Nguồn: Số liệu từ Chi cục thuế quận 1. 2.3.4.6Kết quả truy thu bình quân trên 01 đơn vị qua hoạt động thanh tra thuế

Bảng 2.8: Bảng chi tiết số thuế truy thu bình quân qua hoat động thanh tra thuế ĐVT: Triệu đồng

Loại hình DN

Năm 2008 Số thuế truy thu

bq/1đv

Năm 2009 Số thuế truy thu

bq/1đv

Năm 2010 Số thuế truy thu

bq/1đv

(1) (2) (3) (4)

DN ĐT NN 138 159 137

DN NQD 12 13 48

Cộng 22 19 56

Nhận xét:

Từ hai số liệu của hai bảng trên cho thấy từ năm 2008 đến 2010, có số thuế truy thu và phạt không tăng đều qua các năm do có số lượng doanh nghiệp được thanh tra giảm dần. Đặc biệt, năm 2010, DN NQD có số đơn vị được thanh tra : 344 đơn vị, thấp nhất so với 2008, 2009 nhưng lại có số thuế truy thu và phạt cao nhất: 16.419 triệu đồng. Điều đó cho thấy rằng, ý thức của NNT còn thấp, không tuân thủ chính sách thuế.

2.3.5T chc kim tra, thanh tra thuế

2.3.5.1Cơ cấu lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1

 Về giới tính:

Nam : 96 người chiếm 58.9% Nữ : 67 người chiếm 41.1%  Về tuổi:

Dưới 30 tuổi : 66 người chiếm 40.5% Từ 31 tuổi đến 50 tuổi : 84 người chiếm 51.5% Trên 50 tuổi : 13 người chiếm 8%  Về trình độ chuyên môn:

Đại học : 76 người chiếm 46.6% Cao đẳng : 54 người chiếm 32.1%. Trung cấp : 33 người chiếm 20.3%. Năm 2010, toàn chi cục thuế quận 1 có 163 cán bộ. Trong đó:

Cán bộ thuộc biên chế ngành: 145 người Cán bộ hợp đồng chi cục: 18 người

Bảng 2.9: Số lượng nhân sự chi cục thuế quận 1

ĐVT: Người

Ban lãnh đạo 6

Đội NV dự toán-tuyên truyền và hỗtrợNNT 13

Đội kê khai- kếtoán thuế và tin học 12

Đội kiểm tra thuế số 1 5 Đội kiểm tra thuế số 2 5 Đội kiểm tra thuế số 3 5 Đội kiểm tra thuế số 4 5 Đội kiểm tra thuế số 5 5 Đội kiểm tra thuế số 6 5 Đội kiểm tra thuế số 7 5

Đội Thanh Tra thuế 8

Đội quản lý thuếTNCN 9

Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợthuế 5

Đội kiểm tra nội bộ 5

Đội HCNS- Tài vụ- Quản trị-Ấn chỉ 12

Đội Quản lý thu lệ phí trước bạvà thu khác 8

Đội thuế liên phường, chợ 6

Đội P.Bến Nghé 5

Đội P.Bến Thành 5

Đội P.Nguyễn Thái Bình 5

Đội P.Đa Kao 5

Đội P.Nguyễn Cư Trinh 5

Đội P.Cầu Kho – Cô Giang – Cầu Ông Lãnh 9

ĐộiP. Phạm Ngũ Lão 5

Tổng cộng: 163 2.4 Đánh giá thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1:

2.4.1 Nhng ưu đim:

- Ứng dụng tin học của ngành thuế được triển khai đồng bộ trong toàn ngành, đó là: ứng dụng đăng ký thuế, quán lý báo cáo tài chính doanh nghiệp, trao đổi thông tin thu nộp giữa kho bạc và cơ quan thuế, phân tích tình trạng thuế, theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ, nhận trả hồ sơ thuế, nhận tờ khai có mã vạch, hỗ trợ kê khai thuế, v.v… hệ thống này đáp ứng cơ bản các quy trình đăng ký thuế, xử lý tờ

khai kế toán thuế và quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ

NNT đã góp phần tích cực trong việc phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn.

- Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp, công tác thanh tra, kiểm tra đã dần được cải thiện, đó là kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá, phân loại từng đối tượng doanh nghiệp nên việc chọn lựa doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, thanh tra có phần chính xác hơn, nên không còn việc kiểm tra, thanh tra tràn lan như trước mà kiểm tra, thanh tra có kế

hoạch, tổ chức, cũng góp phần không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.

- Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, quán triệt về vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ công chức thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế.

- Các cán bộ công chức đều có trình độ cao, luôn luôn tự học tập để nâng cao kiến thức luật, có ý thức trách nhiệm tuân thủ quy trình kiểm tra, thanh tra thuế.

- Có sựđoàn kết và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau của tập thể cán bộ thuế.

- Nhờ có hoạt động kiểm tra, thanh tra mà phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, gian lận về thuế, mà trước tiên là ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thành lập “ doanh nghiệp ma” để kinh doanh bất hợp pháp.

- Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra đã góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ

thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẵng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

- Cùng với biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền, công tác kiểm tra, thanh tra thuế góp phần nâng cao tuân thủ, tự giác chấp hành trong việc chấp hành các chính sách thuế

của người nộp thuế.

2.4.2 Nhng hn chế:

2.4.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch:

- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế từ đầu năm có những hạn chế

sau:

+Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế chủ yếu dựa trên việc lựa chọn, phân tích, đánh giá, đi sâu vào việc phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế và các thông tin liên quan khác. Vấn đềđặt ra là những thông tin này đáng tin cậy tới đâu. Như vậy hiệu quả của việc phân tích này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người làm công tác quản lý.

+Cở sở thông tin, dữ liệu của ĐTNT chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro và mức độ vi phạm pháp luật…. theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế.

+Kết quả đánh giá, phân tích chỉ mới là bước đánh giá cơ bản, không chi tiết. do vậy, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế còn mang tính hình thức, chủ

yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý thuế.

- Công tác phân tích sâu hồ sơ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ thuế. Do vậy việc phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính còn mang tính sơ sài, chưa đánh giá được hết các rủi ro tiềm ẩn của hồ sơ.

- Một số phường có số lượng Doanh nghiệp đang quản lý là rất lớn như Phường Tân Định, Phường Đa Kao xấp xỉ trên dưới 400 doanh nghiệp, thì khi đó việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ, xác định rủi ro trong hồ sơ kê khai thuế gặp rất nhiều khó khăn, cần có nguồn nhân lực đông.

2.4.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cơ sở NNT:

- Do việc kiểm tra, thanh tra qua nhiều niên độ, doanh nghiệp có nhiều sự thay

đổi về nhân sự: Giám đốc, kế toán trưởng nên việc giải trình các số liệu kiểm tra thường kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra, thanh tra.

- Tình hình nộp ngân sách Nhà Nước giữa doanh nghiệp và sổ bộ của thuế còn sai lệch, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã kê khai nhưng trên sổ bộ thuế không

được cập nhật kịp thời, việc xử lý, giải quyết các trường hợp này chưa thống nhất nên các đoàn kiểm tra, thanh tra thường gặp khó khăn trong việc lập biên bản.

- Trong 6 tháng cuối năm 2010 phòng vừa tiếp thực hiện việc kiểm tra, thanh tra lại vừa phải tiếp đoàn kiểm tra, thanh tra nội bộ của Tổng Cục Thuế, Cục thuế, vì vậy khối lượng công việc phát sinh nhiều nên cũng gặp khó khăn trong việc vừa phải phấn

đấu hoàn thành nhiệm vụđược giao, vừa phải giải trình số liệu kịp thời cho đoàn kiểm tra, thanh tra.

- Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cơ sở NNT cho thấy các hình thức vi phạm của đối tượng nộp thuế bằng nhiều hình thức khác nhau, cán bộ kiểm tra, thanh tra chưa có đủ phương tiện, công cụ pháp lý đểđi sâu vào các hồ sơ.

- Việc nhận thức của người nộp thuế vế việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở

cơ quan thuế như “ thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh…” chưa đúng. Do vậy, việc cung cấp tài liệu, thông tin thường chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả

2.4.2.4 Về công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan

 Đối với cơ quan thuế:

- Phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ chưa tốt: đó là việc bàn giao hồ sơ

quản lý giữa các đơn vị trong ngành chưa tốt, dẫn đến để thất lạc hoặc bàn giao thiếu hồ sơ, trả lời xác minh hóa đơn không kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra.

 Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan điều tra:

- Việc trả lời, xác minh điều tra sau khi nhận được tài liệu của cơ quan thuế của cơ quan điều tra còn hạn chế dẫn đến tình trạng cơ quan thuế đặt vấn đề nghi vấn doanh nghiệp bị kéo dài.

- Công tác phối hợp điều tra, xử lý các Doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng.

- Đối với Chi cục thuế, Công an Huyện ,Thị chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo chuyên đề, phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng và tổ chức giao ban định kỳ.

- Công tác thu hồi tiền thuế trốn lậu, công tác phối hợp đôn đốc các cá nhân, doanh nghiệp còn nợđọng thuế chưa được quan tâm đúng mức.

2.4.2.5Về cơ sở dữ liệu và thông tin vềĐTNT tại cơ quan thuế

Các chỉ tiêu về ĐTNT trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn rất hạn chế:

Để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao, thì các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế cần rất nhiều thông tin khác mang tính đặc thù có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, các ĐTNT còn rất dè dặt trong việc cung cấp các thông tin cho cơ quan thuế. Điều này có nghĩa là thiếu các qui định mang tính chất pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và

ĐTNT. Do đó, vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thông tin của ĐTNT mà cơ quan thuế có được đáng tin cậy tới mức nào. Việc thực hiện thành công xây dựng phương

pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc vào 80% cơ sở dữ liệu, vì vậy một cơ sở dữ liệu chính xác sẽ mang lại hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế

2.4.3 Nguyên nhân ca nhng hn chế trên:

Những vấn đề tồn tại trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở Chi cục thuế Quận 1 là do các nguyên nhân sau:

- Phương pháp kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên cơ sởđánh giá mức độ rủi ro, vi phạm của ĐTNT để xây dựng nên kế hoạch kiểm tra, thanh tra cụ thể nhưng phương pháp phân tích chưa chuyên sâu, chủ yếu dự vào kinh nghiệm quản lý của cán bộ thuế.

- Các phòng thanh tra, đội kiểm tra thuế chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại mức độ rủi ro của Doanh nghiệp, việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phân tích số liệu kê khai thuế, và sự tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNT, chưa tìm hiểu chính xác về các thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề kinh doanh, quy trình sản xuất, cơ cấu lực lượng… do đó dẫn đến rủi ro trong việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế.

- Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin chứng cứ, đánh giá, phân tích tài liệu kê khai… của doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra,thanh tra tại đơn vị còn chưa sâu, chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra, thanh tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có nội dung, trọng tâm kiểm tra, thanh tra thuế ở mỗi đơn vị, nên công tác kiểm tra, thanh tra thuế không mang lại hiệu quả.

- Vẫn còn một số cán bộ thuế làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế còn hạn chế

về mặt phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính, chưa có kinh nghiệm trong kiểm tra, thanh tra thuế, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế

toán, trình độ kiểm tra, thanh tra thuế chưa tương xứng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1 3.1 Phương hướng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế quận 1:

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại công văn số :8116/CT- TTr1 ngày 03/12/2010 của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn xây dựng kế

hoạch thanh tra, kiểm tra và lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế năm 2011. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra, phòng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số: 8218/CT- KTT1 ngày 07/12/2010 của Cục Thuế về việc hướng dẫn bảng thang điểm lựa chọn doanh nghiệp lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2011.

- Thực hiện việc kiểm đếm hồ sơ khai thuế, nhập dữ liệu, phân tích rủi ro, lập kế

hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại công văn số 4370/CT-TTr1 của Cục Thuế

Tp.Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 05 năm 2011. Đội Kê khai- kế toán thuế và tin học tại Chi cục Thuế (bộ phận KK&KTT), phải thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế (theo từng lần phát sinh, tháng, quý, năm, quyết toán thuế…) để xác định số lượng hồ sơ khai thuế phải tiếp nhận và theo dõi đôn

đốc tình trạng kê khai của NNT; thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro và phân loại doanh nghiệp,đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế đã nộp, phải được nhập vào cơ

sở dữ liệu quản lý thuế; đưa phân tích theo các tiêu thức do Cục Thuế hướng dẫn để đánh giá rủi ro và phân loại doanh nghiệp. Nhằm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các tiêu thức phân tích rủi ro và tiêu chí xác định thang điểm cho phù hợp với thực tế trong công tác quản lý thuế, đểđánh giá rủi ro, phân loại doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, Bảng phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro và phân loại doanh

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)