Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý và thu thuế tại chi cục thuế quận cái răng (Trang 58)

Chi cục thuế tiến hành rà soát các hộ, doanh nghiệp thực tế có kinh doanh đưa vào diện quản lý thuế, phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm bổ sung thêm những hộ hay doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh mà chưa đưa vào diện quản lý thuế. Và tiến hành phân loại hộ kê khai, hộ ổn định và hộ vãng lai có kế hoạch theo dõi cho phù hợp, phân công cho các tổ, đội thuế thường xuyên đối chiếu các hộ được quản lý với các hộ kinh doanh thực tế tại địa bàn mỗi phường, nhằm phát hiện những hộ phát sinh mới hay chuyển lên thành lập doanh nghiệp, hộ giải thể, chuyển đổi kinh doanh theo mùa vụ.

Trong quá trình quản lý, Chi cục thuế mỗi tháng yêu cầu các đội thuế phường và phòng quản lý doanh nghiệp lập báo cáo hộ có đơn xin ngưng, nghỉ

kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh không khai báo, hộ có đơn đề nghị miễn thuế, thay đổi quy mô để kịp thời điều chỉnh sổ bộ, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm như: chưa hết thời gian nghỉ ghi trong đơn trở lại kinh doanh mà không khai báo.

CHƯƠGN 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN:

Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Luật thuế GTGT chính thức thực hiện ở Việt Nam. Sự bình lặng của giá cả hàng hóa, dịch vụ đã phần nào làm yên lòng người tiêu dùng cũng như và xem đây là một trong những thành công. Hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 3 năm qua đã củng cố lòng tin về sự thành công của chính sách thuế. Số thu ngân sách trong 3 năm qua không ngừng tăng lên và vượt chỉ tiêu đề ra cũng tạo ra một hình ảnh tốt về thuế GTGT mặc dù động viên ngân sách không chỉ có thuế GTGT. Tóm lại: ba mục tiêu đề ra khi thực hiện luật thuế GTGT là ổn định giá cả, ổn định sản xuất kinh doanh và ổn định số thu ngân sách về cơ bản đã hoàn thành.

Riêng đối với Chi cục thuế Quận Cái Răng đã tích cực phấn đấu tìm mọi biện pháp để thực hiện cho bằng được chỉ tiêu thu NSNN giao, đó là Chi cục thuế phải tăng cường công tác tổ chức quản lý thu thuế đặc biệt là công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế và công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách. Tuy thời gian qua điều kiện kinh tế - xã hội của quận còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai hạn hán mất mùa luôn diễn ra, tình hình tiêu thụ nông, thủy sản không ổn định, gây hạn chế ở một số thành phần kinh tế, một số địa bàn quản lý. Nhưng hàng năm Chi cục thuế Quận Cái Răng vẫn luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN được giao và số thu năm sau đều cao hơn năm trước, góp phần đảm bảo số thu trong dự toán ngân sách chung của thành phố, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN. Đạt kết quả như vậy là nhờ sự nổ lực hết mình của toàn thể cán bộ Chi cục và được sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể có liên quan.

Hiện nay nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Luật thuế GTGT và TNDN luôn được quan tâm trong việc bổ sung, sửa đổi để khắc phục những nhược điểm mà Luật thuế đang tồn tại. Vì vậy trong thời gian qua việc cập nhật, hướng dẫn, triển khai thực hiện hai luật thuế này đến mọi thành phần trong xã hội là điều không dễ dàng. Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo của quận ủy, UBND thành phố, Chi cục

thuế Quận Cái Răng phần nào giảm bớt được những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nói chung, thu thuế GTGT và thuế TNDN nói riêng. Chính sách thuế tuy đã phù hợp với đường lối đổi mới và phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng mỗi sắc thuế còn mang thủ tục rườm rà do nhiều mục tiêu vì kinh tế - xã hội, thuế suất, biểu thuế, các vấn đề về miễn giảm….Một số trường hợp còn thu chồng chéo như phương pháp thu thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp. Trong quá trình quản lý còn thất thu, nhân dân chưa chuẩn bị sẵn sàng để nhận thức về hai luật thuế GTGT và TNDN. Đa số người tiêu dùng chưa có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ nên đã vô tình tiếp tay cho việc trốn thuế của các cơ sở kinh doanh. Vì vậy, đi đôi với việc tuyên truyền pháp luật thuế để nhằm nâng cao nhận thức của người dân thì còn giúp họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật thuế. Do đó chính sách thuế cần phải được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến hơn. Và khi xây dựng chính sách thuế, Nhà nước phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa mọi thành phần kinh tế và thuế phải trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của NSNN, làm cho các tổ chức, cá nhân nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thi hành chính sách thuế một cách đầy đủ và đúng đắn hơn, có như vậy chính sách thuế mới thực sự đi vào đời sống kinh tế - xã hội, giúp Nhà nước quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế phát triển và từng bước nâng cao đời sống người dân. Từ đó chính sách thuế mới có vai trò, tác dụng mạnh mẽ trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

6.2 KIẾN NGHỊ:

6.2.1 Đối với chính sách thuế:

- Chính sách thuế là một vấn đề hết sức phức tạp trong nền kinh tế thị trường, cần khắc phục những nhược điểm của hệ thống thuế hiện hành, đảm bảo sự thích ứng của nó trong cơ chế thị trường tạo mọi điều kiện hạn chế thất thu.

Giả sử Luật thuế GTGT áp dụng 2 mức thuế suất: một mức thuế suất thấp áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhằm thực hiện chính sách xã hội vừa giảm gánh nặng về thuế cho các đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp; một mức thuế suất cao áp dụng cho những mặt hàng đặc biệt, góp phần tiết kiệm một phần thu nhập của người có thu nhập cao đảm bảo tính công bằng trong xã hội .

Nếu áp dụng chung một mức thuế suất cho tất cả các đối tượng tiêu dùng, sẽ khắc phục những nhược điểm của việc áp dụng hai hay nhiều mức thuế suất như:

+ Áp dụng 1 mức thuế suât sẽ giảm tính phức tạp, dễ hiểu, dễ áp dụng cho đối tượng nộp thuế và đối tượng trả tiền thuế.

+ Các cơ sở kinh doanh không lợi dụng được việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm chuyển doanh thu của những hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất cao sang mức thuế suất thấp; cũng như không lợi dụng được chênh lệch về mức thuế suất giữa những hàng hóa, dịch vụ có tính chất gần giống nhau để kê khai sai mức thuế suất, ví dụ: sản phẩm hóa chất mức thuế suất 10% sẽ dễ bị kê khai thành thuốc trừ sâu hoặc các chất kích thích vật nuôi cây trồng để hưởng mức thuế suất 5%.

+ Áp dụng 1 mức thuế suất sẽ khắc phục được việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra. Ví dụ : đối với ngành gia công xay xát thuế suất thuế GTGT đầu ra là 5%, thuế suất thuế GTGT đầu vào của điện, dầu là 10%, như vậy thuế GTGT phải nộp có thể bị âm.

+ Để đảm bảo giảm chi phí, công sức của đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh, tăng thu cho NSNN, vừa thực hiện được các chính sách xã hội. Thì ban đầu Luật thuế GTGT sẽ áp dụng 2 mức thuế suất (một mức thuế suất thấp đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; một mức thuế suất cao cho những hàng hóa, dịch vụ đặc biệt), dần dần đời sống nhân dân được ổn định và nâng cao, Luật thuế GTGT sẽ chuyển sang áp dụng thống nhất một mức thuế suất, góp phần hoàn thiện việc áp dụng thuế suất thuế GTGT.

+ Phương pháp tính thuế GTGT sẽ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho những cơ sở kinh doanh có qui mô tương đối lớn, ấn định thuế đối với những hộ có qui mô khá nhỏ, loại bỏ phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Để làm được việc này thì cơ quan thuế hướng dẫn và bắt buộc những cơ sở có qui mô tương đối lớn đều phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo qui định hiện hành.

- Cần phát huy rõ ràng về xử lý vi phạm trốn thuế, ẩn lậu thuế phạt hành chính, cưỡng chế thi hành….Trong từng trường hợp cụ thể có thể tăng mức phạt nhằm giúp người thực hiện luôn ý thức trách nhiệm và làm theo đúng qui định.

- Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tổ chức, cá nhân nộp thuế tự khai, tự nộp thuế đối với tổ chức cá nhân đủ điều kiện, nhận tờ khai thuế có mã vạch và đăng ký mã số thuế hộ cá nhân mô hình phân tán. Còn đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế không đủ điều kiện hoặc đối với các loại thuế không đủ điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp (như thuế tài sản; phí, lệ phí...) áp dụng cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ đầu ra, thực hiện ấn định thuế, khấu trừ tại nguồn, uỷ nhiệm thu nhằm đáp ứng được yêu cầu thuận lợi, giảm chi phí quản lý và thực hiện cho cả cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân nộp thuế.

- Cần phải có một ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế và in ra tờ khai có mã vạch mà ngành thuế đã triển khai qua hình thức phát miễn phí phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp

6.2.2 Công tác cải cách hành chính:

- Phải sắp xếp tổ, đội theo hướng tinh gọn. Tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho CBCC, có thái độ phục vụ tốt ĐTNT, lịch sự, hòa nhã, tận tình.

- Phái công khai giải quyết hồ sơ, công khai thủ tục hồ sơ, định mức thu các loại thuế và hướng dẫn các bước thực hiện.

- Phải phát huy sự đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo đến cán bộ công chức, phải đảm bảo thực hiện đúng qui chế dân chủ trong cơ quan.

- Phải bỏ bớt những thủ tục hành chính không cần thiết tránh sự rườm rà cho người dân.

6.2.3 Công tác thi đua khen thưởng sáng kiến cải tiến trong công tác:

- Phải phát động phong trào thi đua khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ theo từng sắc thuế, từng thời gian theo các ngày lễ lớn.

- Quan tâm xây dựng gương điển hình, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có những sáng kiến và đem lại hiệu quả trong công tác.

6.2.4 Công tác tuyên truyền:

- Phải được tổ chức thường xuyên liên tục bằng nhiều hình thức và cần có sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể tổ chức nhiều buổi văn nghệ quần chúng

với các chương trình tiểu phẩm mang tính phê phán, châm biếm nạn trốn thuế và hậu quả của nó, thông qua đó để giáo dục người dân có ý thức hơn trong nghĩa vụ nộp thuế và hiểu được rằng thuế mang tính chất hoàn trả không trực tiếp.

- Công tác tuyên truyền phải đảm bảo cho ĐTNT nắm được mức phạt đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể mà pháp luật qui định. Và cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội thấy được lợi ích khi mà NSNN dồi dào, để công tác chống thất thu thuế không chỉ riêng của ngành thuế mà là của toàn dân trong xã hội, mạnh dạng tố cáo những hành vi gian lận và phải kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về thuế.

- Mở rộng công tác tuyên truyền như định kỳ hàng quý tổ chức đối thoại với đối tượng nộp thuế, thường xuyên kiểm tra các cụm pano khi bị hư hỏng phải sữa chữa kịp thời và nghiên cứu địa điểm đặt thêm 1 đến 2 cụm pano.

- Thường xuyên viết tin, bài gửi về bản tin thuế của Cục thuế.

6.2.5 Công tác chỉ đạo thực hiện dự toán thu:

- Chọn cán bộ ủy nhiệm thu để tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn quản lý thuế.

- Phải tham gia đăng nộp tiền thuế kịp thời, quản lý tốt ấn chỉ thuế, quyết toán biên lai chứng từ đúng qui định.

- Phải có kế hoạch giao chỉ tiêu sớm đầu năm.

6.2.6 Công tác thanh tra kiểm tra:

Công tác kiểm tra, thanh tra thuế là một công tác không thể thiếu được trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Trong những năm qua công tác này được xem là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, công tác này cũng là then chốt giúp Chi cục thuế đạt kết quả cao.

Trước hết công tác thanh tra, kiểm tra phải tập trung vào các khâu: kê khai, đăng ký thuế, nộp thuế, mở và ghi sổ sách kế toán ở các hộ kinh doanh, quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ đối chiếu, xác minh lại hóa đơn bán hàng, kiểm tra quyết toán thuế hàng năm.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ Chi cục thuế có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, quí, năm kế hoạch kiểm tra các ĐTNT, kiểm tra ngành có nhiều nghi vấn trong kinh doanh qua báo cáo của bộ phận quản lý, bộ phận tính thuế, có những biện pháp kiên quyết đối với các đối tượng cố tình dây dưa, nợ đọng hoặc tìm

cách ẩn lậu thuế, biên bản kiểm tra phải đầy đủ các yếu tố làm cơ sở để xử lý sau này. Hàng tháng, quý, năm nên tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm để trong công tác chỉ đạo và thực hiện trong thời gian tới được sâu sát hơn, hiệu quả hơn.

Thành lập đoàn kiểm tra chống thất thu thuế.

6.2.7 Đối với Chi cục thuế:

- Cần phát huy cao những tác động tích cực của thuế đối với sự phát triển của nền kinh tế và hạn chế những mặt tiêu cực nhược điểm mà luật thuế GTGT đang tồn tại. Công tác quản lý thu thuế GTGT, thuế TNDN luôn gắn chặt với công tác quản lý hóa đơn, chứng từ. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ việc in ấn, sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh. Khuyến khích hộ cá thể chuyển lên doanh nghiệp, công ty để thực hiện sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán. Vì nó không những có tác dụng nâng cao hiệu quả quản lý mà còn thực hiện được sự dân chủ trong công tác thuế: đối tượng nộp thuế, nộp thuế theo kết quả kinh doanh, thực hiện đảm bảo công bằng, tránh sự phân tán của đối tượng nộp thuế.

- Phải xử lý nghiêm và thật nặng hơn nữa đối với các trường hợp vi phạm, các vụ vi phạm nghiêm trọng về thuế nên để cơ quan thuế phối hợp với cơ quan pháp luật điều tra. Đồng thời phải có chính sách tuyên dương các đối tượng nộp thuế chấp hành tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đóng góp cho NSNN ngày càng nhiều cũng như việc tuyên dương cán bộ thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Cần hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện thanh toán, giao dịch qua hệ thống ngân hàng hạn chế sử dụng tiền mặt để cơ quan thuế dễ dàng xác minh hóa đơn, lập hồ sơ yêu cầu hoàn thuế ngay sau khi thực hiện mua bán, thanh toán giao dịch.

- Cần liên kết chặt chẽ với ngân hàng để thực hiện nhân rộng chương trình bảo lãnh tiền hoàn thuế cho các doanh nghiệp có uy tín.

- Cần nghiên cứu, tham mưu cho Tổng cục thuế bổ sung một số nội dung,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý và thu thuế tại chi cục thuế quận cái răng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)