Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 39)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo

trường thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa

*Đối với việc dạy và học trên lớp

Giáo dục qua việc dạy và học trên lớp là hình thức cơ bản để tổ chức GDMT cho HS; giúp cho HS nắm vững các tri thức về MT để từ đó hình thành tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn đối với MT là mục tiêu của GDMT. Để thực hiện tốt việc GDMT qua tổ chức dạy và học trên lớp phải làm cho cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn và sâu sắc GDMT là một quá trình, không phải là một môn học, GDMT có cơ hội thực hiện qua tất cả các môn học, khác hẳn với việc coi GDMT là một môn học riêng biệt.

Trên cơ sở đó, khi khai thác các nội dung GDMT trong bài học, GV cần phải đảm bảo các nguyên tắc có bản: Không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài dạy bộ môn thành bài học GDMT; sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép hợp lý về MT trong các đơn vị kiến thức liên quan; phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với MT.

*Đối với việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hình thức hoạt động mang tính cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục HS ngoài lớp. Các hoạt động GDMT không chính khoá ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hình thành thái độ, kỹ năng, hành động BVMT cho HS trong việc học các môn học chính khoá. Hoạt động ngoại khóa về GDMT là sự thực hành về BVMT cho HS.

GDMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp cho HS hình thành các kỹ năng BVMT, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống

của cộng đồng, của xã hội. Thông qua các hoạt động vui chơi tập thể, các hoạt động xã hội, lao động ,… rèn luyện cho HS các kỹ năng hành động BVMT và ứng phó với các tình huống BVMT thường gặp trong cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

* Việc dạy và học GDMT trên lớp học: Để chuyển tải nội dung GDMT, GV phải vận dụng nhiều PPDH phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với nội dung GDMT là một việc làm có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu quả công tác GDMT. Các PPDH có thể sử dụng như: Thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát, sử dụng các tài liệu trực quan (tranh ảnh, phim, video clip), phỏng vấn, lập dự án… không nhất thiết phải sử dụng một phương pháp duy nhất trong suốt quá trình tiến hành dạy một bài học mà tùy từng nội dung, có thể phối kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

* Tổ chức các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp: Tổ chức các hội thi, các buổi lao động tình nguyện ngày thức 7, tham gia dã ngoại thực tế,… Các hoạt động này vừa có tính chất vui chơi, vừa là các hoạt động nhận thức phong phú phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH tích cực hiện nay.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

* Đổi mới các hình thức và phương pháp GDMT, BVMT trong nhà trường

Đê thực hiện việc đổi mới hình thức và phương pháp GDMT, BVMT có kết quả, người HT cần phải:

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng, dạy mẫu để rút kinh nghiệm về yêu cầu đổi mới PPDH tích hợp nội dung GDMT có hiệu quả.

Tổ chức cho các tổ chuyên môn và một số GV giỏi viết các đề tài chuyên môn, hoặc sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp nội dung GDMT trong các môn có tích hợp như Vật lý, Hóa học, Công nghệ, Địa lý, Sinh, … Trên cơ sở đó, nhân bản các tài liệu cho GV các tổ thực hiện.

HT cần tăng cường dự giờ để nắm bắt tình hình, từ đó có kế hoạch chấn chỉnh, tăng cường nhận thức cho GV về đổi mới phương pháp trong giảng dạy GDMT.

Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV theo học kỳ và cả năm học với các hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng công tác GDMT của GV ở từng khối lớp.

* Tích hợp một cách có hiệu quả nội dung GDMT trong các môn học chính khóa

Căn cứ nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác GDMT của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, HT cần phải chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa các nội dung GDMT vào nội dung giáo dục HS bằng các phương thức phù hợp.

HT chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung, chương trình để thống nhất chương trình lồng ghép, tích hợp sao cho phù hợp, không áp đặt máy móc, khô cứng giữa các kiến thức chuyên môn của từng môn học với nội dung BVMT. Không phải bất cứ nội dung nào cũng có thể thực hiện được lồng ghép, tích hợp. Vì vậy, tổ chuyên môn phải nghiên cứu kỹ nội dung từng bài để có thể họp thống nhất trong toàn bộ các bài dạy tích hợp sao cho có hiệu quả. Sau khi thống nhất nội dung các bài, các tiết dạy được lồng ghép, tích hợp, các tổ lập kế hoạch thực hiện, triển khai đến từng thành viên trong cả năm, học kỳ, tuần và trình HT duyệt. Trên lịch báo giảng của GV bộ môn cần phải ghi chú những tiết tích hợp GDMT để HT kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Trong đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở các môn có tích hợp nội dung về GDMT, HT yêu cầu các tổ chuyên môn phải sử dụng 01 câu hỏi có nội dung BVMT mà HS đang học nhằm kiểm tra những hiểu biết về MT và thái độ của HS về vấn đề MT và ô nhiễm MT hiện nay.

Trong quá trình thực hiện, HT phải kiểm tra sự chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn và việc thực hiện nội dung lồng ghép, tích hợp GDMT của GV.

* Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn của nhà trường

Hoạt động giáo dục không chính khoá nói chung và hoạt động không chính khoá về GDMT nói riêng thường có vị trí và tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ về giáo dục nhận thức, hành vi, kiến thức, kỹ năng BVMT cho HS. Do hình thức hoạt động này đa dạng, phong phú, không gò bó trong bốn bức tường của lớp học nên tạo cho HS cảm giác hứng thú, sôi nổi khi được học trong môi trường mới lạ, hấp dẫn.

GDMT không chính khoá cần được kế hoạch hoá một cách cụ thể. HT yêu cầu các tổ chuyên môn, các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ của từng tổ để xây dựng kế hoạch ngoại khóa về GDMT. Sau khi các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch, HT tập hợp, xem xét, tổ chức họp để nhận xét, đánh giá và thống nhất xây dựng thành kế hoạch chung, có nội dung từng công việc và thời gian cụ thể, kèm theo các điều kiện cần đáp ứng để triển khai một số hoạt động ngoại khóa về GDMT.

Một số hình thức GDMT không chính khoá có thể áp dụng được trong các trường THPT tỉnh Kon Tum:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về MT và BVMT. Các buổi sinh hoạt này có thể giao cho các tổ chuyên môn hoặc Đoàn thanh niên đảm nhiệm với các hình thức thảo luận như: chủ đề “Thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải làm gì để BVMT”, “MT và đời sống con người”, “Làm thế nào để trường, lớp luôn sạch - đẹp”; tổ chức thi tìm hiểu, thi tái chế, thi tái sử dụng vật liệu để làm đồ trang trí lớp học, thi trồng bồn hoa đẹp, đố vui để học; phát động phong trào thi đua “xây dựng lớp học sạch - đẹp - thân thiện, có thể tổ chức thi dưới loại hình sân khấu: thi chuyển tải nội dung BVMT dưới dạng tiểu phẩm, hùng biện về đề tài BVMT và tổ chức chuyên đề ngoại khoá; tổ chức cho HS tham quan, du lịch, cắm trại, trò chơi về GDMT và BVMT ở những nơi danh lam thắng cảnh của địa phương.

- Tổ chức cho HS xem các phim ảnh về MT và BVMT trong nước và trên thế giới. Sau đó, tổ chức cho các em viết thu hoạch, bình luận về nội dung đã xem, đề xuất ý kiến của mình về vấn đề cải tạo môi trường nơi mình đang sinh sống.

- HT tạo điều kiện cho Đoàn trường phối hợp với Đoàn thanh niên tại địa phương tổ chức sinh hoạt tìm hiểu MT và BVMT cho đoàn viên, thanh niên thông qua các dịp sinh nhật Đoàn, các ngày lễ lớn bằng các hoạt động tập thể như cắm trại, lao động công ích, ngày thứ 7 tình nguyện... nhằm giáo dục ý thức BVMT cho thế hệ trẻ.

- Hình thức viết bản tin, sưu tầm các bài viết liên quan đến MT và GDMT để phổ biến ở Bảng tin nhà trường, chẳng hạn như: các bản tin thời sự về ô nhiễm MT, các hoạt động MT, nêu gương các HS có ý thức tốt trong việc giữ gìn MT nhà trường sạch đẹp, … Đây là hình thức quảng bá và tuyên truyền về GDMT nhanh và khá hiệu quả.

GDMT là một hoạt động mang tính xã hội cao. HT không những chỉ đạo, quản lý tốt BVMT trong nhà trường mà còn tham mưu tích cực, hiệu quả cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về các hoạt động GDMT cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w